22 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp nhất và cách trả lời

Phỏng vấn là bước rất quan trọng trong quá trình xin việc. Trong suốt quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên dựa trên những câu hỏi mà họ đưa ra. Chính vì vậy, việc chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn xin việc rất quan trọng. Sau đây là những câu hỏi mà ứng viên thường gặp phải khi đi phỏng vấn, hi vọng bạn sẽ chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn của mình.

cac cau hoi phong van xin viec

22 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp nhất và cách trả lời – Nguồn ảnh: Pxhere

I. Cần chuẩn bị gì trước buổi phỏng vấn?

Trang phục nghiêm chỉnh, gọn gàng

Ngoại hình là yếu tố đầu tiên để đánh giá một người. Chính vì vậy, để tạo ấn tượng tốt đầu tiên cho nhà tuyển dụng bạn cần lựa chọn trang phục nghiêm chỉnh, gọn gàng và lịch sự. Đối với nữ, tránh ăn mặc quá hở hang và phản cảm, ví dụ như mặc váy quá ngắn. Đối với ứng viên nam, nên để tóc tai gọn gàng, mặc áo sơ mi, tránh mặc áo thun hoặc áo sơ mi nhăn nhúm sẽ gây ấn tượng không tốt đối với nhà tuyển dụng.

Đến đúng giờ

Việc đúng giờ cũng là một việc cần thiết cho buổi phỏng vấn, thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho buổi phỏng vấn. Nếu bạn đi trễ trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là thiếu tôn trọng, không biết sắp xếp thời gian hợp lý. Bạn nên đến trước buổi phỏng vấn 15 – 30 phút để chuẩn bị tốt nhất và tránh những phát sinh không mong muốn.

Ngôn ngữ cơ thể và thái độ phỏng vấn

Cần chú ý về ngôn ngữ cơ thể của bạn trong suốt quá trình phỏng vấn bởi vì hơn ngôn ngữ cơ thể là một cách truyền tải thông tin, cảm xúc cũng như tính cách của con người bạn. Những người phỏng vấn nhân sự đều được đào tạo để nắm rõ những điều này. Vì vậy, bạn nên cố gắng kiểm soát những ngôn ngữ cơ thể của mình, tránh để cho nhà tuyển dụng thấy bạn đang lo lắng thông qua hành động như vuốt tóc hoặc xoa tay, thay vào đó bạn nên để nhà tuyển dụng thấy bạn rất tự tin. Bên cạnh đó, bạn phải luôn giữ bình tĩnh và nở nụ cười trong suốt quá trình phỏng vấn. Điều này ít nhiều sẽ để lại ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Đọc nhiều sách về kinh nghiệm trả lời phỏng vấn

Hiện nay, có rất nhiều sách về phỏng vấn được xuất bản. Việc đọc và tham khảo những kinh nghiệm trả lời phỏng vấn sẽ giúp bạn rút ra được nhiều bài học, an tâm và tự tin hơn trong buổi phỏng vấn.

Học hỏi kinh nghiệm về những người đi trước

Những người phỏng vấn trước sẽ là những người đưa ra cho bạn những tình huống và câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra mà những câu hỏi đó khó có thể xuất hiện trong bất kỳ sách vở nào. Việc nhận được những bài học và hiểu rõ quy trình phỏng vấn của công ty giúp bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn.

Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Việc luyện tập và trả lời phỏng vấn giúp ứng viên chuẩn bị kỹ lưỡng và tự tin hơn trong buổi phỏng vấn. Bạn nên soạn sẵn những câu hỏi phỏng vấn thường gặp, có thể tra cứu trên internet hoặc sách về tuyển dụng.

Đọc các bài phỏng vấn mẫu

Việc tham khảo các bài phỏng vấn mẫu cũng là một việc cần thiết mà bạn nên làm trước buổi phỏng vấn. Bạn có thể tận dụng các bài phỏng vấn mẫu để học hỏi và chuẩn bị câu hỏi hợp lý nhất cho mình.

Tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí công việc ứng tuyển

Hiểu rõ về công ty và xác định được vị trí công việc mà bạn ứng tuyển có những yêu cầu gì, từ đó chuẩn bị tốt hơn những câu trả lời phỏng vấn liên quan đến kinh nghiệm đối với công việc ứng tuyển. Việc hiểu biết về công ty cũng thể hiện sự quan tâm, tôn trọng của ứng viên đối với công ty.

II. Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp, gợi ý cách trả lời

1. Các câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân

Câu hỏi 1: Giới thiệu về bản thân bạn?

Câu hỏi giới thiệu bản thân là câu hỏi cơ bản và luôn luôn gặp trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào. Khi trả lời câu hỏi này bạn nên trả lời ngắn gọn trong 5- 6 câu bao gồm những thông tin sau đây:
Về danh tính: Nêu đầy đủ và chính xác tên, tuổi của mình. Bạn nên lưu ý tránh sử dụng nickname vì những tên này thiếu chuyên nghiệp trong môi trường công sở.
Năng lực liên quan đến công việc: Bạn nên nêu vắn tắt về trình độ học vấn và kinh nghiệm từ các công việc mà bạn đã làm
Định hướng trong công việc mới: Đưa ra mục tiêu, nguyện vọng rõ ràng liên quan đến vị trí làm việc để nhà tuyển dụng thấy mong muốn và quyết tâm của ứng viên về vị trí việc làm tuyển dụng,

Câu hỏi 2: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Để trả lời câu hỏi này trước tiên bạn phải xác định rõ ràng định hướng trong công việc trong tương lai của mình là gì hay xác định bạn sẽ trở thành ai, sẽ mang lại được những giá trị gì cho công ty, và bạn mong muốn học được những gì trong suốt quá trình làm việc tại vị trí bạn ứng tuyển. Bạn cũng có thể chia nhỏ mục tiêu của mình trong ngắn hạn và dài hạn. (ví dụ: trong 1 năm và 5 năm).

Câu hỏi 3: Các thành tích đã đạt được trong công việc?

Đây là một trong những câu hỏi quan trọng mà nhà tuyển dụng đưa ra để đánh giá năng lực của ứng viên. Đối với câu hỏi này, bạn cần đưa ra những dự án mà mình đã làm, vai trò, vị trí của bạn trong dự án đó, bạn đem lại cho công ty những giá trị gì từ những dự án đã làm. Đồng thời, bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy cả những khó khăn gặp phải trong quá trình đạt được thành tích trong công việc và cách khắc phục. Những điều này có thể khiến cho nhà tuyển dụng thấy được tâm huyết với công việc.

Câu hỏi 4: Kinh nghiệm của bạn trong công việc này?

Trước hết bạn phải xem xét thật kỹ yêu cầu của công ty về vị trí công việc mà mình ứng tuyển. Dựa vào đó, xác định xem những kinh nghiệm nào của bản thân có liên quan đến yêu cầu công việc mà công ty đưa ra và nêu rõ những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được liên quan đến vị trí công việc này..

Câu hỏi 5: Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực?

Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem khả năng chịu đựng áp lực của bạn và khả năng ứng phó trước áp lực. Bạn hãy nêu những việc mà bạn hay làm khi gặp áp lực trong công việc. Lưu ý là chỉ nên nêu những việc làm tích cực như chơi thể thao, tránh những sở thích tiêu cực như đánh bài.

Câu hỏi 6: Mô tả một chút về cách làm việc của bạn?

Nhà tuyển dụng muốn thông qua câu hỏi này để biết về cách tổ chức, bố trí công việc của bạn như thế nào. Đối với câu hỏi này, bạn nên lựa chọn những câu trả lời cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một con người sống và làm việc có khoa học, kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm.

2. Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng

Câu hỏi 7: Bạn mong muốn gì ở công ty?

Ở câu hỏi này, bạn nên nêu những mong muốn của bản thân đối với công việc. Cụ thể, thông qua công việc mà bạn làm bạn mong muốn học được những gì, tích lũy kinh nghiệm như thế nào,

Câu hỏi 8: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Để trả lời câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn này, bạn nên cân nhắc về kinh nghiệm và khả năng của bản thân với yêu cầu của công việc. Từ đó, bạn có thể đưa ra mức lương đúng với kinh nghiệm mình có và công ty có thể đáp ứng được điều đó. Bên cạnh đó, ngoài mức lương, bạn nên trao đổi thêm với công ty về chế độ bảo hiểm, phụ cấp, chế độ thưởng của công ty…

Câu hỏi 9: Tại sao bạn chọn công ty của chúng tôi?

Hãy tìm hiểu kỹ định hướng, tầm nhìn, chiến lược, các thành tựu của công ty, nghiên cứu các yêu cầu về vị trí công việc bạn ứng tuyển. Từ đó, bạn hãy nên định hướng và kinh nghiệm của mình phù hợp với yêu cầu của công ty, đồng thời nhận định công ty đang có những gì mình để mình sẵn sàng cống hiến.

Câu hỏi 10: Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn?

Ở câu hỏi này, bạn nên nêu ra cách mà bạn vươn lên dưới áp lực, nhấn mạnh khả năng xử lý tình huống của mình khi đối mặt với áp lực cũng như khó khăn mà bạn đã gặp phải trong công việc. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn tự tin có thể làm việc tốt dưới áp lực công việc nặng nề.

Câu hỏi 11: Nếu được tuyển dụng bạn sẽ làm gì?

Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên đưa ra những định hướng công việc đối với vị trí này của bản thân. Nêu rõ những giá trị mà bạn có thể đem lại, bạn sẽ cống hiến như thế nào, và bỏ công sức học hỏi, trau dồi như thế nào khi được nhận vào vị trí đó.

Câu hỏi 12: Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác

Ở câu hỏi này, bạn nên cân nhắc kỹ giữa tình hình của bản thân và mật độ đi công tác của công ty. Dưới tình huống này, bạn cần thành thật với công ty bản thân có đáp ứng được yêu cầu đi công tác của công ty không. Trong trường hợp, nếu vị trí này rất cần đi công tác để ký kết hoặc đàm phán hợp đồng, thì việc phải đi công tác thường xuyên là không thể tránh khỏi vì vậy nên thống nhất với công ty từ đầu là bạn có đi được hay không.

Câu hỏi 13: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Bạn hãy dựa vào những thông tin mà mình đã tìm hiểu về công ty, từ đó đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng dựa vào đó như quy trình của công ty. Bên cạnh đó, bạn có thể hỏi người phỏng vấn những câu hỏi như đưa ra nhận xét về buổi phỏng vấn.

3. Những câu hỏi phỏng vấn bẫy ứng viên?

Câu hỏi 14: Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?

Nêu ra những kinh nghiệm, kỹ năng của bạn đáp ứng với yêu cầu công việc mà công ty đưa ra để giải thích lý do vì sao bạn lại ứng tuyển công việc này.

Câu hỏi 15: Điểm mạnh điểm yếu của bản thân là gì?

Đưa ra những điểm mạnh của bản thân. Đối với điểm yếu, bạn nên nêu rõ điểm yếu của mình và cách mà bạn khắc phục nó. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy quyết tâm cầu tiến và không ngừng hoàn thiện bản thân của bạn.

Câu hỏi 16: Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?

Đối với câu hỏi này, bạn không nên nói mốc thời gian cụ thể mà bạn nên trả lời nhà tuyển dụng rằng bạn muốn cống hiến cho công ty lâu nhất có thể. Vì nếu trả lời mốc thời gian cụ thể, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không đạt yêu cầu nếu bạn đưa ra mốc thời gian quá ngắn.

Câu hỏi 17: Bạn nghĩ gì về việc tăng ca?

Ở câu hỏi này, bạn nên hỏi rõ nhà tuyển dụng có tăng ca thường xuyên hay không hoặc là có trợ cấp hoặc tiền lương tăng ca hay không. Dựa vào tình hình đó, bạn hãy đưa ra câu trả lời phù hợp.

Câu hỏi 18: Theo bạn nên làm việc độc lập hay theo nhóm?

Câu hỏi này phụ thuộc vào ý kiến cá nhân của bạn, bạn nên nêu ra phong cách làm việc của bản thân và cân nhắc xem vị trí ứng tuyển phù hợp làm cá nhân hay nhóm để trả lời câu hỏi này.

Câu hỏi 19: Sếp của bạn sai, hay cần đóng góp bạn nên làm gì?

Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết về khả năng ứng xử cũng như tư duy phản biện của bạn. Bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy trong bất kỳ trường hợp nào bạn cũng sẽ đóng góp ý kiến và giữ thái độ hòa nhã, tôn trọng sếp.

4. Các câu hỏi phỏng vấn việc làm cũ

Câu hỏi 20: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này đó là đưa ra lý do công ty không còn phù hợp với định hướng công việc của bạn trong tương lai nữa, hoặc bạn cần một môi trường làm việc mới có thể đem lại cho bạn nhiều kinh nghiệm và giá trị.

Câu hỏi 21: Điều gì ở đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?

Đối với câu hỏi này, bạn nên tránh kể lể và nói xấu đồng nghiệp cũ, đặc biệt là những chuyện liên quan đến mối quan hệ giữa mình và đồng nghiệp, điều này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá không tốt về bạn. Bạn hãy khéo léo nêu ra điểm liên quan đến khiến mình cảm thấy khó chịu với đồng nghiệp và hướng giải quyết của bạn, ví dụ như đồng nghiệp thường xuyên nộp trễ deadline và bạn nhắc nhở, khuyên đồng nghiệp đúng giờ.

Câu hỏi 22: Kể một chút về sếp cũ hay công ty cũ của bạn?

Hãy tránh nói xấu sép cà công ty cũ. Thay vào đó bạn hãy nói về những trải nghiệm, kinh nghiệm, giá trị mà công ty cũ hay sếp cũ đem lại cho bạn. Tuy nhiên, không nên cường điệu hóa về điều đó, hãy nói một cách vừa đủ.

III. Câu hỏi phỏng vấn chuyên môn của nhóm ngành

1. Marketing

1.1. Bạn đã từng lên kế hoạch cho một dự án hoặc chiến dịch marketing nào hay chưa?

Hãy kể tên kế hoặc và dự án bạn từng làm, vị trí của bạn trong dự án đó, những khó khăn bạn gặp phải và cách khắc phục, bạn có cảm xúc như thế nào khi kế hoạch đó thành công.

1.2. Bạn biết gì về thị trường mục tiêu của công ty chúng tôi?

Đây là câu hỏi chuyên môn đòi hỏi ứng viên phải có chuẩn bị, nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty trước khi tham gia buổi phỏng vấn này. Xác định kỹ tệp khách hàng mục tiêu và thị trường của công ty để chứng minh bạn là một người có chuyên môn và quan tâm đến công ty.

1.3. Bạn sẽ làm thế nào để xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả với nguồn ngân sách hạn chế?

Dựa vào kinh nghiệm của bạn trong suốt quá trình làm việc, trình bày rõ nhận định và chiến lược của bạn, cũng như nêu ra những khó khăn và bất lợi có thể gặp phải trong tình huống nguồn ngân sách hạn chế.

1.4. Khi xuất hiện những phản ứng tiêu cực của khách hàng về sản phẩm trên mạng xã hội bạn sẽ xử lý như thế nào?

Đối với câu hỏi này, người tuyển dụng muốn thấy ở ứng viên khả năng xử lý tình huống. Ứng viên nên đưa ra một số giải pháp khắc phục và nêu những điểm hạn chế của giải pháp đó.

1.5. Theo bạn ba kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực Marketing là gì?

Dựa vào kỹ năng chuyên môn của mình và những gì bạn tìm hiểu được trên internet, đúc kết lại những kỹ năng mà bạn nghĩ là cần thiết trong lĩnh vực Marketing và nêu ra lý do, quan điểm khi chọn kỹ năng đó, bạn có kỹ năng đó hay không.

2. Giáo viên

2.1. Tại sao bạn quyết định trở thành một giáo viên

Nêu rõ lý do bạn muốn trở thành giáo viên, mục tiêu, định hướng của bản thân trong ngành giáo dục.

2.2. Triết lý giảng dạy của bạn là gì?

Trình bày rõ ràng triết lý giảng dạy của bạn, bạn đã áp dụng nó như thế nào trong suốt quá trình giảng dạy.

2.3. Bạn áp dụng phương pháp quản lý lớp học nào nếu bạn được tuyển dụng?

Hãy nêu những phương pháp bạn thường dùng để quản lý lớp học, nó có hiệu quả hay không, dẫn chứng, những bất lợi còn tồn đọng khi sử dụng biện pháp này và cách xử lý.

2.4. Làm thế nào để kết nối bài học của bạn với thế giới thực?
Dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của bạn để liên hệ và trả lời câu hỏi này.

2.5. Ba từ mà đồng nghiệp, bạn bè, ban giám hiệu hoặc học sinh miêu tả về bạn?

Trình bày và giải thích lý do tại sao lại miêu tả về bạn như vậy, nêu lên quan điểm của bạn, bạn có cảm xúc gì, hướng giải quyết nếu từ đó tiêu cực.

3. Câu hỏi về lương và phúc lợi

3.1. Tôi có thể biết về lương và phúc lợi cho vị trí này?

Bạn nên khéo kéo hỏi mức lương xem có phù hợp với mong muốn của mình hay không. Trường hợp mức lương quá thấp so với nguyện vọng của bạn, bạn hãy đề xuất mức lương monng muốn và tương ứng với kinh nghiệm của mình cho nhà tuyển dụng biết.

3.2. Công ty có chính sách tăng lương định kỳ không?

Nếu có, thì tần suất và cách thức tăng lương như thế nào?Đây là một câu hỏi mà người ứng tuyển nên hỏi nhà tuyển dụng để hiểu rõ chính sách, đãi ngộ của công ty.

3.3. Bên cạnh mức lương cơ bản, còn có những phần thưởng hoặc các chế độ khác không?

Những phần thưởng hoặc chế độ khác ngoài mức lương cơ bản là thứ thúc đẩy động lực của bạn trong quá trình làm việc. Vì vậy, bạn đừng ngần ngại hỏi nhà tuyển dụng về những phúc lợi mà mình có thể có được.

3.4.Tôi muốn biết về cơ hội thăng tiến tại công ty bên mình

Bạn nên hỏi để hiểu rõ hơn về công ty, cũng như xác định mục tiêu của mình khi nhận chức vụ ở công ty.

4. Câu hỏi về kỹ năng và kiến thức cần có trong công việc

4.1. Theo quan điểm của công ty, những kỹ năng và kiến thức quan trọng nhất mà một ứng viên cần có để thành công trong vị trí này là gì?

Câu trả lời của nhà tuyển dụng cho câu hỏi này giúp bạn cân nhắc và xác định lại yêu cầu công việc bạn ứng tuyển và mức độ phù hợp của bạn.

4.2. Có khóa đào tạo hoặc các chương trình học tập để phát triển kỹ năng và kiến thức của nhân viên không?
Câu hỏi này thể hiện bạn là một người cầu tiến, không ngừng nâng cấp, trau dồi bản thân đối với công việc.

4.3. Câu hỏi về kết quả buổi ứng tuyển

Đa số các buổi phỏng vấn thường trả về sau 2 -3 ngày, trường hợp bạn mong muốn được biết kết quả sớm thì bạn hãy hỏi câu này.

4.4. Khi nào tôi sẽ biết kết quả của buổi phỏng vấn này?

Để bạn có thể biết mình sẽ được nhận câu trả lời khi nào, và có các phương án giải quyết nếu không được nhận.

4.5. Quá trình tuyển dụng tiếp theo sẽ diễn ra như thế nào?

Nếu cuộc phỏng vấn chia ra nhiều vòng, biết được quá trình tuyển dụng diễn ra như thế nào sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt.

IV. Kinh nghiệm phỏng vấn cho

1. Sinh viên mới ra trường – người chưa có kinh nghiệm

1.1. Nhấn mạng vào kiến thức, kỹ năng và thành tích học tập của bản thân

Đưa ra những kiến thức, kỹ năng về vị trí mà mình đã ứng tuyển, phân tích những kỹ năng và kiến thức này tại sao là cần cho công việc. Bên cạnh đó, bạn nên dẫn chứng thành tích học tập của bản thân (nếu cần) để cho thấy mình là người có thể tiếp thu nhanh, nhanh nhẹn.

1.2. Chia sẻ về các dự án, thực tập hoặc hoạt động ngoại khóa liên quan đến lĩnh vực mong muốn

Đây là cách mà ứng viên chưa có kinh nghiệm cho nhà tuyển dụng thấy mình thực sự có kỹ năng làm việc và mong muốn được làm việc trong lĩnh vực yêu thích.

1.3. Tạo sự tự tin bằng cách thể hiện ý chí học hỏi và phát triển bản thân.

Thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy niềm đam mê với công việc, ý chí học hỏi kiến thức kinh nghiệm của bản thân

2. Nhân sự lớn tuổi

2.1. Tập trung vào kinh nghiệm công việc, kiến thức chuyên môn và thành tựu trong suốt sự nghiệp

Người cao tuổi thường có thâm niên lâu trong công việc, có đủ kiến thức chuyên môn, vì vậy hãy tậm trung và nhấn mạnh vào những điều này để làm nổi bật mình.

2.2. Đề cập đến khả năng thích ứng với công nghệ mới và ý chí tiếp tục học hỏi và phát triển

Tuy có tuổi, nhưng sống trong thời đại công nghệ, ứng viên lớn tuổi nên thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy công nghệ không phải là rào cản của họ với công việc, đồng thời thể hiện ý chí vươn lên, ham học hỏi và trau dồi kiến thức mới.

2.3 Nhấn mạnh vào sự ổn định, đáng tin cậy và khả năng lãnh đạo của người xin việc.

Người ứng tuyển nêu rõ sự quyết tâm và khả năng lãng đạo của bản thân đối với vị trí ứng tuyển.

3. Nhân sự nữ đang mang thai hoặc có con nhỏ

3.1. Nêu rõ sự tổ chức, quản lý thời gian và khả năng đa nhiệm của mình.

Phụ nữ có con hoặc mang thai thường bận rộn nên cho nhà tuyển dụng thấy mình là người khoa học, có tổ chức, kỹ năng quản lý thời gian tốt để chứng minh bản thân có thể đáp ứng được công việc

3.2. Đề cập đến khả năng làm việc độc lập và từ xa (nếu có).

Chứng minh cho nhà tuyển dụng biết bạn có thể làm việc từ xa tốt.

3.3. Chia sẻ về sự linh hoạt và cam kết với việc làm.

Đưa ra sự cam kết đối với công việc, cụ thể là đề nghị công ty đưa ra mức thưởng phạt cho bản thân, điều này khiến nhà tuyển dụng thấy bạn có tránh nhiệm và sự quyết tâm trong công việc

4. Người mới chuyển ngành

4.1. Giải thích lý do chuyển ngành và sự đam mê mới trong lĩnh vực mong muốn.

Nêu rõ lý do chuyển ngành và đam mê trong lĩnh vực mới. Thể hiện thái độ cầu tiến, đưa ra điểm mạnh và yếu của bản thân khi làm trong lĩnh vực.

4.2. Liên kết kiến thức và kỹ năng từ ngành cũ để chứng minh sự chuyển đổi thành công.

Liên hệ những kỹ năng đã học được trong ngành cũ, vận dụng để thích nghi nhanh với ngành mới

4.3. Chia sẻ về việc tự học, tham gia các khóa đào tạo hoặc dự án liên quan đến ngành mới.

Việc trình bày việc tham gia các khóa đào tạo hoặc dự án liên quan đến ngành mới cho thấy sự quyết tâm, sự chuẩn bị và ham học hỏi khi bước chân vào lĩnh vực mới.

Trên đây là một số câu hỏi mà các nhà tuyển dụng thường đưa ra trong buổi phỏng vấn. Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn có những câu trả lời gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.

Đánh giá bài viết này

Tác giả

Viết một bình luận