Gia sư là nghề gì? Kiến thức và kỹ năng để trở thành Gia Sư

Gia sư là người có trách nhiệm hỗ trợ và chỉ dẫn học viên trong quá trình học tập. Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tìm kiếm gia sư ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vai trò và yêu cầu nghề nghiệp của một gia sư. Trong bài viết này, Việc Làm Giáo Dục sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về công việc này, từ đó có thể đưa ra những định hướng phù hợp cho bản thân.

nghe gia su-min

Gia sư là nghề gì? Kiến thức và kỹ năng để trở thành Gia Sư – Nguồn ảnh: Pexels

Gia sư là gì

Gia sư là người có nhiệm vụ hỗ trợ học viên theo hình thức giảng dạy tại nhà, hoặc online trong quá trình học tập, bao gồm ôn tập kiến thức, phân tích và giảng giải những vấn đề mà học viên chưa hiểu. Gia sư có thể là giáo viên, sinh viên hoặc người có kiến thức chuyên môn cao về môn học mà họ phụ trách giảng dạy.

Yêu cầu nghề nghiệp

Để trở thành một gia sư chuyên nghiệp, bạn không chỉ đơn thuần phải có kiến thức vững vàng về môn học mà còn cần có những kỹ năng và phẩm chất đặc biệt. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản:

Nhiệm vụ:

  • Tổng hợp và ôn tập nội dung kiến thức đã học cho học viên
  • Giải thích và hướng dẫn lại những nội dung mà học viên chưa nắm rõ
  • Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập của môn học
  • Giao bài tập về nhà để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng

Khả năng cần có:

  • Chăm chỉ, kiên nhẫn, và đặc biệt có trách nhiệm trong công việc
  • Khả năng phân tích, hệ thống và tổng hợp nội dung
  • Có khả năng sư phạm, truyền đạt tốt
  • Đa dạng hoá phương pháp giảng dạy, bắt kịp những xu hướng đổi mới hiện nay
  • Sẵn sàng, chủ động di chuyển đến nhà của học viên

Kiến thức chuyên ngành

  • Nắm rõ những kiến thức chuyên môn về môn học mà gia sư đảm nhận.
  • Nắm bắt và hiểu rõ tâm lý học viên.
Icon

Công việc nổi bật

Kỹ năng (nghiệp vụ, kỹ năng mềm,…)

Ngoài những kỹ năng cần thiết để trở thành một gia sư chuyên nghiệp, còn có những kỹ năng khác mà gia sư cần phải rèn luyện và nâng cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Kỹ năng cơ bản

  • Kỹ năng trình bày bài giảng
  • Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe
  • Kỹ năng tin học văn phòng
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng tư duy logic và phân tích

Kỹ năng nghiệp vụ

  • Kỹ năng sư phạm
  • Kỹ năng nắm bắt và am hiểu tâm lý học viên.
  • Kỹ năng tổ chức và chuẩn bị bài giảng
  • Kỹ năng đánh giá và phản hồi
  • Kỹ năng khích lệ và động viên
  • Kỹ năng quản lý lớp học

Công cụ nghề nghiệp

Máy móc, thiết bị

  • Điện thoại
  • Máy tính
  • Máy tính bảng,…

Công cụ phần mềm

  • Microsoft word, Microsoft powerpoint
  • Canva

Nhóm MBTI nào phù hợp với công việc gia sư

Nhóm MBTI có xu hướng phù hợp với công việc gia sư thường bao gồm:

NF (Những người có tính cách thiên về cảm xúc): ENFJ, INFJ, ENFP, INFP:

    • Họ có khả năng đồng cảm cao, dễ dàng hiểu và đáp ứng nhu cầu tình cảm của học sinh.

NT (Những người có tính cách thiên về tư duy): ENTJ, INTJ, ENTP, INTP:

    • Họ có khả năng phân tích và truyền đạt kiến thức một cách logic và có hệ thống.

Tuy nhiên, mỗi loại tính cách trong MBTI đều có thể trở thành một gia sư giỏi nếu bạn phát triển được các kỹ năng nghiệp vụ và niềm đam mê mới việc giảng dạy.

Gia sư thi khối nào

Gia sư có thể dạy cho nhiều khối khác nhau, tùy thuộc vào trình độ chuyên môn và khả năng cá nhân. Một số khối học phổ biến mà gia sư có thể chọn lựa để dạy bao gồm:

  • Khối A (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối B (Toán, Hóa, Sinh)
  • Khối C (Văn, Sử, Địa)
  • Khối D (Toán, Văn, tiếng Anh)

Gia sư sẽ chọn dạy khối mà họ có kiến thức và kỹ năng tốt nhất để đảm bảo việc hỗ trợ học viên đạt được kết quả cao trong quá trình học tập.

Tham khảo: tin tuyển dụng việc làm Giáo Viên Tiếng Anh

Lương gia sư hiện nay

Mức lương của gia sư có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Trình độ học vấn của gia sư (sinh viên, giáo viên, giảng viên có bằng cấp cao).
  • Kinh nghiệm giảng dạy.
  • Địa điểm (thành phố lớn hay vùng nông thôn, miền nào trong cả nước).
  • Cấp học và chuyên ngành (Tiểu học, THCS, THPT, luyện thi Đại học).
  • Phương thức dạy (dạy kèm tại nhà, trực tuyến, tại các trung tâm).
  • Số lượng học sinh trong một lớp và thời lượng mỗi buổi học.

Thông thường, mức giá có thể giao động từ hàng chục đến hàng trăm nghìn đồng cho mỗi buổi học hoặc mỗi giờ học, tùy theo các điều kiện trên.

Với những thông tin trên, chúng tôi hy vọng bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về công việc gia sư cũng như định hướng phát triển nghề nghiệp cho bản thân. Theo dõi Việc Làm Giáo dục để có thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé nhé.

Đánh giá bài viết này

Tác giả

Viết một bình luận