Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là chứng chỉ quan trọng để hành nghề giáo viên. Tuy nhiên, theo Quyết định số 1090 do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành về việc dừng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên THPT. Vậy việc bỏ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm vì lý do gì và ảnh hưởng của việc này? Hãy cùng vieclamgiaoduc.vn tìm hiểu về những lý do và ảnh hưởng của việc bỏ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm trong bài viết dưới đây nhé!
Thông tin về quyết định bỏ chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm – Nguồn ảnh: Pexels
Nội Dung Bài Viết
Giới thiệu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Khái niệm
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là chứng chỉ được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ sư phạm, kiến thức chuyên môn sau một khóa học.
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có thể được cấp trong nhiều cấp học khác nhau, bao gồm mầm non, tiểu học, trung học, giáo dục đặc biệt,….
Lợi ích của việc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Một số lợi ích khi học lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bao gồm:
- Cung cấp cho người học những kiến thức vững chắc về nghiệp vụ, kĩ năng giảng dạy
- Có kỹ năng giảng dạy được bồi dưỡng từ sớm
- Kỹ năng quản lý lớp học và thực hiện các công tác đoàn đội
- Mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp như ở các trường học công lập và tư thục, các trung tâm bồi dưỡng thường xuyên, các trung tâm học thêm,….
Công việc nổi bật
Các quy định liên quan đến chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Tại Việt Nam có nhiều quy định Pháp luật liên quan đến chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bao gồm:
- Luật Giáo dục 2019
- Thông tư số 12/2021/TT-BGDĐT – Ban hành chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông
- Công văn số 336/BGDĐT-NGCBQLGD
- Thông tư số 37/2011/TT-BGDĐT
Lý do bỏ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Có nhiều lý do dẫn đến việc bỏ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, một số đó có thể kể tới tình trạng số lượng giáo viên lớn, bao gồm những người tốt nghiệp ngành sư phạm và những người tốt nghiệp đại học, điều này gây ra tình trạng thất nghiệp và cạnh tranh trong ngành lớn. Vì vậy, thay vì cấp chứng chỉ sư phạm, nhà nước chủ trương bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các giáo viên đã tham gia công tác ở trường hơn là tuyển dụng thêm các giáo viên mới.
Ảnh hưởng của việc bỏ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Việc bỏ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có thể đem đến một số bất lợi. Bất lợi đầu tiên là những người tốt nghiệp đại học hay cao đẳng trở lên muốn trở thành giáo viên, họ không có cơ hội trở thành giáo viên vì không có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Bên cạnh đó, việc bỏ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm còn có thể khiến cho chất lượng giáo viên giảm sút.
Giải pháp thay thế chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Hiện nay, chưa có một quy định cụ thể được Nhà nước ban hành về các chứng chỉ hay hình thức thay thế chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Chính vì vậy, việc bỏ cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm gây ra nhiều tranh cãi và bất cập.
Khuyến nghị cho giáo viên và nhà quản lý
- Giáo viên cần trau dồi những kĩ năng kiến thức về giảng dạy, quản lý lớp học, lên kế hoạch.
- Giáo viên nên tham gia các chương trình, khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu và năng lực chuyên môn của mình.
- Các nhà quản lý nên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên cho giáo viên, khyến khích giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn.
- Thực hiện quá trình đánh giá định kỳ và đảm bảo chất lượng cho các chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Điều này đảm bảo rằng các chương trình đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục.
Việc bỏ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đem lại những ảnh hưởng nhất định. Trong bài viết trên, vieclamgiaoduc.vn đã chỉ rõ những lý do và ảnh hưởng của việc bỏ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, hi vọng bạn đọc sẽ có được những thông tin bổ ích.