Để giải đáp các thắc mắc liên quan đến viên chức là gì như điều kiện tuyển dụng, phân loại, đánh giá, quyền và nghĩa vụ của viên chức,… Vieclamgiaoduc sẽ gửi đến các bạn những thông tin hữu ích sau, mời bạn tham khảo!
Viên chức là gì? Định nghĩa và điều kiện trở thành Viên chức – Nguồn ảnh: Pxhere
Nội Dung Bài Viết
- Viên chức là gì?
- Điều kiện tuyển dụng viên chức mới nhất
- Viên chức được phân loại như thế nào?
- Viên chức chuyển sang công chức và công chức chuyển sang viên chức
- Quy định về việc đánh giá viên chức mới nhất
- Phân biệt viên chức và công chức
- Quyền của viên chức
- Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
- Quy định mới về bỏ viên chức suốt đời như thế nào?
- Trường hợp viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
- Những việc cán bộ, công chức không được làm
Viên chức là gì?
Viên chức là những người được tuyển dụng và bổ nhiệm vào các vị trí công việc trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hành chính, với các tiêu chí chính là năng lực, trình độ và kinh nghiệm. Các viên chức có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý và vận hành các cơ quan nhà nước, đảm bảo sự phục vụ công dân và phát triển đất nước.
Viên chức gồm có những ngạch nào?
Nghạch viên chức gồm:
- Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp.
- Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính.
- Nghạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên.
- Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự.
Đặc điểm của viên chức
- Thứ nhất, viên chức phải là là công dân Việt Nam.
- Thứ hai, viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm.
- Thứ ba, viên chức làm việc tại các đơn vị công lập.
- Thứ tư, thời gian làm việc của viên chức được tính kể từ khi được tuyển dụng cho đến khi chấm dứt hợp động làm việc hoặc đủ tuổi nghỉ hưu.
- Thứ năm, viên chức có quyền thỏa thuận về tiền lương, chế độ đãi ngộ, quyền và nghĩa vụ
Điều kiện tuyển dụng viên chức mới nhất
- Có quốc tịch và cư trú tại Việt Nam.
- Đủ 18 tuổi trở lên; ngoại trừ các lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, người đủ 15 tuổi trở lên có thể tham gia dự tuyển.
- Trình bày lý lịch rõ ràng; Cung cấp đủ các văn bằng, chứng chỉ.
- Đáp ứng đủ sức khoẻ và các điều kiện khác theo yêu cầu.
Viên chức được phân loại như thế nào?
Phân loại theo chức trách, nhiệm vụ
- Viên chức quản lý: người giữ chức vụ quản lý, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện các công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
- Viên chức không giữ chức vụ quản lý: người thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Phân loại theo trình độ đào tạo
Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu:
- Trình độ đào tạo tiến sĩ
- Trình độ đào tạo thạc sĩ
- Trình độ đào tạo đại học
- Trình độ đào tạo cao đẳng
- Trình độ đào tạo trung cấp.
Viên chức chuyển sang công chức và công chức chuyển sang viên chức
Để viên chức chuyển sang công chức cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có kinh nghiệm làm việc 05 năm tại đơn vị sự nghiệp công lập
- Có trình độ, kinh nghiệm đáp ứng được vị trí việc làm mới
- Cơ quan quản lý có nhu cầu tuyển dụng.
Cán bộ, công chức được chuyển sang viên chức khi:
- Công chức khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và được phân công công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.
Quy định về việc đánh giá viên chức mới nhất
Mục đích của đánh giá viên chức
Mục đích là để đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc của viên chức. Từ đó, đưa ra các giải pháp cải thiện hiệu quả làm việc như: đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng hay kỷ luật, miễn nhiệm đối với viên chức.
Căn cứ đánh giá viên chức
Việc đánh giá viên chức được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:
- Thực hiện các quy định đã cam kết.
- Tiêu chuẩn về cách ứng xử và đạo đức nghề nghiệp.
Nội dung đánh giá viên chức
Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau:
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ, công việc.
- Thực hiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
- Trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân; sự hợp tác với đồng nghiệp và thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung đánh giá viên chức trên đây và các nội dung sau:
- Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
- Kết quả nhiệm vụ được giao quản lý, phụ trách.
Phân loại đánh giá viên chức
1. Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt các quy định của viên chức.
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả cao. trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức)
- 100% đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. (đối với viên chức quản lý)
2. Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt các quy định của viên chức.
- Hoàn thành 100% các nhiệm vụ, công việcviệc được giao theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
- Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng (Đối với viên chức quản lý)
- 100% đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.(Đối với viên chức quản lý)
3. Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt các quy định của viên chức.
- Các nhiệm vụ được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.
- Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành trên 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ (Đối với viên chức quản lý)
- Có ít nhất 70% đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên. (Đối với viên chức quản lý)
4. Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa
- Có trên 50% nhiệm vụ, công việc được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
- Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật.
- Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ (Đối với viên chức quản lý)
- Liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật (Đối với viên chức quản lý)
Thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức
Theo nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực thi hành, theo đó sẽ thông báo công khai kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ tại nơi công tác.
Phân biệt viên chức và công chức
Viên chức
|
Công chức
|
|
Nơi công tác
|
Các đơn vị sự nghiệp công lập.
|
Cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống hành chính của Đảng, Nhà nước.
|
Hợp đồng làm việc
|
Theo chế độ hợp đồng
|
Không theo chế độ hợp đồng
|
Tiền lương
|
Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
|
Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
|
Hình thức kỷ luật
|
Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc
|
Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc
|
Bảo hiểm thất nghệp
|
Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
|
Không đóng bảo hiểm thất nghiệp
|
Thời gian tập sự
|
Trình độ đại học là 12 tháng, bác sĩ là 09 tháng.
Trình độ đào tạo cao đẳng là 09 tháng.
Trình độ đào tạo trung cấp là 06 tháng.
|
12 tháng với công chức loại C.
06 tháng với công chức loại D.
|
Quyền của viên chức
- Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
- Được pháp luật bảo vệ.
- Được bồi dưỡng nâng cao trình độ
- Được trang bị các thiết bị và các điều kiện làm việc
- Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao
- Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao
- Quyền từ chối các công việc, nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật
Ngoài ra, viên chức còn được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp
Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
- Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm.
- Được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi.
- Được hưởng tiền làm thêm giờ, làm đêm, công tác phí và các chế độ khác.
- Được hưởng các khoản tiền thưởngvà được xét nâng lương.
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
- Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
- Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
- Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc.
- Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm.
- Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
- Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phải có thái độ lịch sự, tôn trọng, không gây khó khăn cho dân.
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của viên chức quản lý
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao.
- Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
- Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách.
- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Quy định mới về bỏ viên chức suốt đời như thế nào?
Từ 1/7, viên chức sẽ ký hợp đồng “không xác định thời hạn”, hay nói cách khác là không còn hình thức biên chế suốt đời với viên chức.
Với quy định này, những người được tuyển dụng theo vị trí việc làm tại đơn vị sự nghiệp công lập sẽ ký hợp đồng lao động thời hạn 5 năm. Trong khoảng thời gian này, mỗi viên chức phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong công việc đang được đảm nhận vì nếu không sẽ phải nhường cơ hội cho người nhiệt huyết hơn.
Quy định này đã giúp nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ những người cung cấp những dịch vụ công thiết yếu cho xã hội; từng bước xoá bỏ tình trạng làm việc kém hiệu quả, không phấn đấu, sáng tạo trong công việc của một số cá nhân.
Trường hợp viên chức được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
- Không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc
- Không được trả lương đầy đủ hoặc không đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc
- Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động
- Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng
- Viên chức nữ có thai
- Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn chưa hồi phục.
Những việc cán bộ, công chức không được làm
Điều 18 Luật Cán bộ công chức năm 2008: Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
- Trốn trách trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật . - Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Điều 19 Luật Cán bộ công chức năm 2008: Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
- Không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước.
- Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 5 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
Điều 20 Luật cán bộ công chức năm 2008: Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
- Không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự và những việc khác theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, những thông tin liên quan đến viên chức vừa được phân tích và giải đáp dưới góc độ pháp lý, hi vọng điều này sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề tương tự, hãy theo dõi và ủng hộ những bài đọc tiếp theo của Vieclamgiaoduc nhé!