Cách tính đóng Bảo hiểm xã hội của Giáo viên mới nhất theo quy định

Bảo hiểm xã hội cho giáo viên là một chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi và đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động. Với giáo viên, việc tính toán và đóng bảo hiểm xã hội rất quan trọng để bảo đảm tương lai tài chính và sức khỏe của họ. Trong bài viết này, Vieclamgiaoduc làm rõ cách tính đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên mới nhất theo pháp luật hiện nay.

cach tinh muc dong bao hiem xa hoi-min

Cách tính đóng Bảo hiểm xã hội của Giáo viên mới nhất theo quy định – Nguồn ảnh: Pexels

Cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên theo pháp luật hiện nay

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, 10,5% là mức tiền lương mà giáo viên phải chi trả cho việc đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng. Cụ thể, mỗi loại trong mức tổng đó sẽ có mức khác nhau như:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc là 8%
  • Bảo hiểm y tế là 1,5%
  • Bảo hiểm thất nghiệp là 1%

Chi tiết cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên theo tiền lương

Tùy vào loại hình ngôi trường mà các giáo viên đang giảng dạy sẽ có mức khác nhau để đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên dựa vào chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thuộc môi trường đó.

1. Đối với giáo viên giảng dạy tại các trường công lập

Nếu bạn là giáo viên đã ký hợp đồng làm việc tại các trường công lập, tiền lương thực hiện để tính bảo hiểm xã hội được áp dụng theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội = Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm + Phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

2. Đối với giáo viên ký kết hợp đồng lao động – trường tư thục

Với trường hợp thứ 2, các giáo viên lựa chọn ký kết hợp đồng lao động – trường tư thục, công thức tính sẽ là:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội = Mức lương theo công việc, chức danh + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung mang tính chất cố định, được trả thường xuyên ở mỗi kỳ trả lương.

Icon

Công việc nổi bật

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động là bao nhiêu

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, tổng mức đóng các loại bảo hiểm xã hội là 32%, trong đó người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động với tỷ lệ là 21,5% mức lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Vì vậy, nếu giáo viên có mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 8.424.000 vnđ, thì người sử dụng lao động sẽ phải đóng 21,5% x 8.424.000 vnđ = 1.811.160 vnđ cho bảo hiểm xã hội của giáo viên.

Các trường hợp nào bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm xã hội

Công bố từ quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, các trường hợp dưới đây sẽ bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm xã hội:

  • Các hợp đồng lao động theo mùa vụ có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng
  • Trường hợp các hợp đồng lao động chưa xác định xác định thời gian rõ ràng.
  • Đối với người dưới 15 tuổi, cần có người đại diện để ký kết các hợp đồng sử dụng lao động theo quy định của Phát Luật
  • Các cán bộ, công chức, viên chức.
  • Các nhân viên làm việc tại các cơ quan, tổ chức chịu sự quản lý của Nhà Nước, có đăng ký giấy phép kinh doanh.

Chính vì thế, các giáo viên có hợp đồng từ 1 tháng trở lên vẫn phải bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Tham khảo: tin tuyển dụng việc làm Trợ Giảng Tiếng Anh

Một số thông tin thêm về đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên

Việc đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên là điều cần thiết để đề phòng và đảm bảo các điều kiện góp phần cho giáo viên hưởng đầy đủ chế độ của Nhà Nước xuyên suốt quá trình làm việc.

1. Các loại phụ cấp có tính vào mức lương đóng bảo hiểm xã hội hay không?

Đây quả thật là một thắc mắc phổ biến của nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm hay mới vào nghề. Để giải đáp câu hỏi này, dựa theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, các phụ cấp như phụ cấp thâm niên được trả cùng kỳ lương hàng tháng vẫn được tính để đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, tiền phụ cấp thâm niên sẽ được cộng dồn để tính đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên.

2. Lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội

Nhằm góp phần giúp người lao động hiểu được mức độ quan trong của bảo hiểm xã hội cho giáo viên, không phải tự nhiên bắt buộc mà để chắc chắn rằng công dân Việt Nam cống hiến cho nước nhà sẽ được bảo vệ quyền lợi như nhau. Việc tham gia bảo hiểm xã hội sẽ mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên, bao gồm:

  • Được hưởng các quyền lợi khi có sự cố xảy ra như ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, nghỉ hưu,…
  • Được hưởng các khoản trợ cấp, tiền lương tháng 13, tiền lương tháng 14 theo quy định của pháp luật.
  • Được tính vào mức lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu sau này.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên theo pháp luật hiện nay. Việc đóng bảo hiểm xã hội không chỉ là trách nhiệm của người sử dụng lao động mà còn mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên trong tương lai. Do đó, giáo viên cần nắm rõ quy định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội để bảo vệ quyền lợi của mình.

Đánh giá bài viết này

Tác giả

Viết một bình luận