Bên cạnh các khoản tiền trợ cấp như giảng dạy tại vùng sâu vùng xa, dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập,… còn có tiền phụ cấp đứng lớp của giáo viên nhằm khuyến khích thầy cô làm công tác quản lý, chăm sóc và theo dõi lớp học. Để biết được danh sách các loại phụ cấp cũng như quy định về cách tính các mức phụ cấp này, mời Quý thầy cô cùng Vieclamgiaoduc theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây!
Phụ cấp đứng lớp của Giáo viên – Quy định & Cách tính – Nguồn ảnh: Pexels
Nội Dung Bài Viết
Phụ cấp đứng lớp của giáo viên là gì
Phụ cấp đứng lớp là một khoản tiền thưởng mà giáo viên sẽ nhận được khi họ đảm nhiệm vai trò làm chủ nhiệm lớp. Cụ thể, khi một giáo viên đảm nhiệm trách nhiệm quản lý và hướng dẫn một lớp học, thầy cô đó sẽ được thưởng bổ sung này.
Danh sách các loại phụ cấp mà giáo viên có thể được nhận
Dưới đây là danh sách các loại phụ cấp và cụ thể đối tượng hưởng, cách tính tiền thưởng như sau:
Loại phụ cấp | Đối tượng hưởng | Cách tính | |
Phụ cấp thâm niên | Nhà giáo tham gia giảng dạy có đóng bảo hiểm xã hội đủ 5 năm, được tính theo % tăng theo thâm niên. Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm tăng thêm 1% | Mức lương cơ sở x [Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng. | |
Phụ cấp ưu đãi | Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP vào ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo. | Mức lương tối thiểu chung x [hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.) | |
Phụ cấp chức vụ | Cán bộ, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ sở giáo dục công lập.
Mức hưởng tùy thuộc vào loại hình trường và chức vụ công tác. |
Hiệu trưởng đến tổ phó chuyên môn được hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,15 đến 0,7 (Tùy theo loại hình trường, chức vụ công tác). | |
Phụ cấp thâm niên vượt khung | Giáo viên đạt đủ thời gian và điều kiện quy định, được tính từ năm thứ tư. | 5% (mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch) + (1% cho mỗi năm từ năm thứ 4 trở đi) |
Quy định về cách tính và các mức phụ cấp đứng lớp cho giáo viên
Chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập, hay còn gọi là phụ cấp đứng lớp, đã được quy định chi tiết theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC. Theo quy định này, mức phụ cấp đứng lớp được tính theo công thức sau:
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có)].
Chi tiết tỷ lệ phụ cấp ưu đãi được xác định như sau:
- Mức 25%: Áp dụng đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (Trừ giảng viên thầy cô giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh)
- Mức 30%: Áp dụng đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã.
- Mức 35%: Áp dụng đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy tại các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã.
- Mức 40%: Áp dụng đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý GD&ĐT và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp.
- Mức 45%: Áp dụng đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng.
- Mức 50%: Áp dụng đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Công việc nổi bật
Quy định điều kiện và các nhóm giáo viên được hưởng phụ cấp đứng lớp
Với mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng mỗi tháng từ ngày 01/7/2023, giáo viên sẽ có sự điều chỉnh trong thu nhập và phụ cấp theo các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Giáo viên tập sự
- Trong thời gian tập sự, giáo viên sẽ được hưởng 85% mức lương bậc 1 theo chức danh nghề nghiệp tuyển dụng theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
- Giáo viên mầm non sẽ có hệ số lương hạng III mới, bậc 1 là 2,1 theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT.
- Giáo viên từ tiểu học đến trung học phổ thông sẽ hưởng lương có hệ số lương hạng III mới, bậc 1 là 2,34 theo Thông tư 02-04/2021.
Ví dụ giáo viên mầm non tập sự từ 01/7:
- Lương: 2,1 x 1.800.000 đồng = 3.780.000 đồng (đã tính 10,5% bảo hiểm xã hội).
- Phụ cấp ưu đãi: 35% x 3.780.000 đồng = 1.320.000 đồng (không đóng bảo hiểm xã hội).
➡Tổng cộng: 85% x 4.703.100 đồng = 3.997.635 đồng.
Ví dụ giáo viên tiểu học tập sự từ 01/7:
- Lương: 2,34 x 1.800.000 đồng = 4.212.000 đồng (đã tính 10,5% bảo hiểm xã hội).
- Phụ cấp ưu đãi: 35% x 4.212.000 đồng = 1.474.200 đồng (không đóng bảo hiểm xã hội).
➡ Tổng cộng: 85% x 5.243.940 đồng = 4.457.349 đồng.
Ví dụ giáo viên trung học tập sự từ 01/7:
- Lương: 2,34 x 1.800.000 đồng = 4.212.000 đồng (đã tính 10,5% bảo hiểm xã hội).
- Phụ cấp ưu đãi: 30% x 4.212.000 đồng = 1.263.600 đồng (không đóng bảo hiểm xã hội).
➡ Tổng cộng: 85% x 5.033.340 đồng = 4.278.339 đồng.
Tham khảo: Tin tuyển dụng việc làm Giáo Viên Toán
Trường hợp 2: Giáo viên hết thời kỳ tập sự, nhận lương bậc 1.
Sau khi hoàn thành thời kỳ tập sự, giáo viên sẽ chuyển sang hưởng 100% lương theo bậc 1. Dưới đây là ví dụ về số tiền giáo viên sẽ nhận theo từng cấp học:
- Giáo viên mầm non có lương là 4.703.100 đồng (đã tính bảo hiểm xã hội).
- Giáo viên tiểu học có lương là 5.243.940 đồng (đã tính bảo hiểm xã hội).
- Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông có lương: 5.033.340 đồng (đã tính bảo hiểm xã hội).
Sự chuyển đổi này đồng nghĩa với việc giáo viên sẽ nhận được toàn bộ mức lương cơ bản tương ứng với bậc 1, đã bao gồm các khoản phụ cấp và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Trường hợp 3: Giáo viên có thêm phụ cấp thâm niên và phụ cấp chức vụ
Các giáo viên có kinh nghiệm làm việc hơn 5 năm và đảm nhận các chức vụ từ tổ phó trở lên sẽ được hưởng thêm phụ cấp thâm niên và phụ cấp chức vụ. Dưới đây là ví dụ về mức lương và các khoản phụ cấp tương ứng của một giáo viên trung học cơ sở từ ngày 01/7/2023:
Hệ số lương và chức vụ
- Hệ số lương: 4,27
- Phụ cấp chức vụ: 0,2
➡ Lương cơ bản: (4,27 + 0,2) x 1.800.000 đồng = 8.046.000 đồng (đã tính bảo hiểm xã hội).
Phụ cấp
- Phụ cấp ưu đãi: 30% x 8.046.000 đồng = 2.413.800 đồng (không đóng bảo hiểm xã hội).
- Phụ cấp thâm niên: 18% x 8.046.000 đồng = 1.448.280 đồng (đã tính bảo hiểm xã hội).
➡ Tổng thu nhập: Lương + Phụ cấp ưu đãi + Phụ cấp thâm niên = 10.911.180 đồng.
Như vậy, giáo viên sẽ nhận được tổng cộng 10.911.180 đồng, trong đó có cả lương cơ bản, phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thâm niên, đã bao gồm các khoản đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Trường hợp 4: Giáo viên hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung
Ví dụ minh hoạ chi tiết về mức thu nhập của giáo viên này từ ngày 01/7/2023:
Hệ số lương và chức vụ:
- Hệ số lương: 4,98
- Phụ cấp chức vụ: 0,2
- Phụ cấp thâm niên vượt khung: 12%
➡ Tổng hệ số: 5,7776
Lương cơ bản: 5,7776 x 1.800.000 đồng = 10.399.680 đồng (đã tính bảo hiểm xã hội).
Phụ cấp:
- Phụ cấp ưu đãi: 30% x 10.399.680 đồng = 3.119.904 đồng (không đóng bảo hiểm xã hội).
- Phụ cấp thâm niên vượt khung: 36% x 10.399.680 đồng = 3.743.885 đồng (đã tính bảo hiểm xã hội).
➡ Tổng thu nhập: Lương + Phụ cấp ưu đãi + Phụ cấp thâm niên vượt khung = 15.778.394 đồng.
Như vậy, giáo viên này sẽ nhận tổng cộng 15.778.394 đồng, bao gồm lương cơ bản, phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thâm niên vượt khung, đã tính các khoản đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Trên đây là toàn bộ những quy định về phụ cấp đứng lớp của giáo viên mới nhất mà thầy cô có thể tham khảo. Vieclamgiaoduc hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp Quý thầy cô tự tin hơn trong quá trình tự mình tính toán mức lương của mình. Đừng quên theo dõi thêm những bài viết khác để cập nhật nhiều thông tin hữu ích thiết thực khác bạn nhé!