Phụ cấp đứng lớp của giáo viên Tiểu học là một khoản tiền được nhà trường trả thêm cho những thầy cô có nhiệm vụ làm chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên, còn tuỳ thuộc vào đối tượng, điều kiện cụ thể mà sẽ có những cách tính khác nhau. Để hiểu rõ hơn về cách tính phụ cấp này, mời Quý thầy cô cùng Vieclamgiaoduc theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây!
Phụ cấp đứng lớp của giáo viên tiểu học được quy định và tính như thế nào? – Nguồn ảnh: Pexels
Nội Dung Bài Viết
Để hưởng phụ cấp đứng lớp thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Để đủ điều kiện nhận phụ cấp đứng lớp giáo viên tiểu học, giáo viên phải thuộc vào nhóm những người đã được chuyển đổi hoặc được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP hoặc là thành viên của các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo.
Các trường hợp mà người làm nghề giáo không được hưởng phụ cấp này bao gồm:
- Thời gian đang đi công tác, làm việc hoặc học tập ở nước ngoài, trong thời kỳ này sẽ chỉ được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đang tham gia công tác hoặc học tập trong nước mà không tham gia giảng dạy liên tục trong khoảng thời gian vượt quá 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc cá nhân mà không nhận lương liên tục trong thời gian từ 1 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, nghỉ thai sản vượt quá thời hạn được quy định trong Điều lệ của Bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Cách tính phụ cấp đứng lớp của giáo viên
Để nhận phụ cấp đứng lớp giáo viên tiểu học phải đáp ứng các điều kiện cụ thể tùy thuộc vào địa điểm và cấp độ giảng dạy. Mức phụ cấp này được xác định dựa trên quy định chi tiết như sau:
- a) Phụ cấp 25% áp dụng cho nhà giáo giảng dạy trực tiếp ở các học viện, trường đại học, cao đẳng, trường bồi dưỡng thuộc các cơ quan Trung ương và các trường chính trị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- b) Phụ cấp 30% áp dụng cho giáo viên giảng dạy trực tiếp tại các trường trung học phổ thông (THPT), trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung học cơ sở (THCS), trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã.
- c) Phụ cấp 35% áp dụng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
- d) Phụ cấp 40% áp dụng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học) và giáo viên dạy môn chính trị tại các trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề.
- e) Phụ cấp 45% áp dụng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy các môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học Mác – Lênin tại các trường đại học, cao đẳng.
- f) Phụ cấp 50% áp dụng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường mầm non, tiểu học ở hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Việc xác định địa bàn miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa được thực hiện dựa trên quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo được xác định theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa sẽ được Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi thống nhất với Liên Bộ.
Theo quy định, mức phụ cấp đứng lớp của giáo viên phụ thuộc vào nơi và cấp độ giảng dạy. Điều này có nghĩa là giáo viên sẽ nhận được mức phụ cấp khác nhau dựa trên đối tượng giảng dạy và địa điểm cụ thể.
Ví dụ, nếu một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, học viện, trường bồi dưỡng thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mức phụ cấp đứng lớp sẽ là 25%.
Công việc nổi bật
Quy định về đối tượng, điều kiện hưởng phụ cấp đứng lớp
Dựa vào hướng dẫn tại Mục I của Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, việc quy định về phạm vi và đối tượng áp dụng nhận phụ cấp đứng lớp có các điểm chính như sau:
- a) Nhà giáo, bao gồm những người đang trong thời gian thử việc và có hợp đồng lao động, thuộc biên chế trả lương và đang trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, cũng như các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội, mà nhà nước coa cấp kinh phí hoạt động (bao gồm cả nguồn thu từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
- b) Nhà giáo trong thời gian thử việc và có hợp đồng lao động, thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, đảm nhận nhiệm vụ tổng phụ trách đội và hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm.
Giáo viên tiểu học được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề với mức bao nhiêu?
Giáo viên trực tiếp chịu trách nhiệm giảng dạy tại các trường tiểu học trong khu vực đồng bằng, thành phố, thị xã được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 35%. Trong khi đó, nếu công tác giảng dạy tại các trường tiểu học ở hải đảo, miền núi, vùng sâu xa thì thầy cô sẽ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi cao hơn, lên đến 50%.
Tham khảo: tin tuyển dụng việc làm Giáo Viên Tiểu Học
Những câu hỏi thường gặp
Có được hưởng đồng thời phụ cấp thu hút và phụ cấp đứng lớp hay không?
Theo quy định của pháp luật, giáo viên vẫn có thể hưởng đồng thời phụ cấp thu hút và phụ cấp đứng lớp. Điều này đồng nghĩa với việc nếu giáo viên đã hưởng phụ cấp thu hút thì cũng không ảnh hưởng đến thời gian mà thầy cô có quyền nhận phụ cấp đứng lớp.
Giáo viên hợp đồng có được phụ cấp đứng lớp không?
Phụ cấp đứng lớp hoặc phụ cấp ưu đãi cho giáo viên được quy định theo Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC. Theo quy định tại điểm a, mục I của Thông tư, giáo viên hợp đồng, bao gồm cả những người trong thời gian thử việc và có hợp đồng lao động, được công nhận và hưởng phụ cấp đứng lớp khi đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Đi công tác có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?
Theo quy định, chỉ khi đi công tác liên tục trên 03 tháng giáo viên mới không được tính phụ cấp đứng lớp. Điều này có nghĩa là trong thời gian đi tập huấn, giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp đứng lớp.
Giáo viên tiểu học kiêm nhiệm chủ nhiệm lớp có được giảm tiết không?
Quy định tại điều 8 của Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT đã nêu rõ giáo viên tiểu học kiêm nhiệm chức vụ chủ nhiệm lớp sẽ được giảm 3 tiết dạy trên một tuần. Nói một cách khác, giáo viên trước đó có lịch trình dạy 23 tiết trong một tuần, khi làm chủ nhiệm lớp sẽ giảm xuống còn 20 tiết dạy trong một tuần.
Bảng lương giáo viên tiểu học mới nhất là bao nhiêu?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, nguyên tắc xếp lương cho giáo viên tiểu học được phân chia thành các hạng cụ thể như sau:
- Giáo viên tiểu học hạng 3, có mã số V.07.03.29, sẽ áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, nằm trong khoảng từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên tiểu học hạng 2, có mã số V.07.03.28, sẽ áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, thuộc nhóm A2.2, trong khoảng từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên tiểu học hạng 1, có mã số V.07.03.27, sẽ áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, thuộc nhóm A2.1, trong khoảng từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Đối với mỗi giáo viên tiểu học, mức lương cụ thể sẽ được tính bằng công thức:
Lương = Hệ số lương x Mức lương cơ sở
Ở thời điểm hiện tại, mức lương cơ sở được quy định là 1.800.000 đồng, theo điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Theo đó, lương cơ bản của giáo viên tiểu học cụ thể như bảng sau:
Bậc | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
Giáo viên tiểu học hạng III (Viên chức A1, hệ số lương 2,34 – 4,98) | |||||||||
Hệ số lương | 2.34 | 2.67 | 3 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 |
Lương | 4,212,000 | 4,806,000 | 5,400,000 | 5,994,000 | 6,588,000 | 7,182,000 | 7,776,000 | 8,370,000 | 8,964,000 |
PCTN 5% | 0 | 0 | 324,000 | 539,460 | 790,560 | 1,077,300 | 1,399,680 | 1,757,700 | 2,061,720 |
PCƯĐ 35% | 1,474,200 | 1,682,100 | 1,890,000 | 2,097,900 | 2,305,800 | 2,513,700 | 2,721,600 | 2,929,500 | 3,137,400 |
BHXH 10,5% | 442,260 | 504,630 | 601,020 | 686,013 | 774,749 | 867,227 | 963,446 | 1,063,409 | 1,157,701 |
Thực nhận | 5.243.940 | 5.983.470 | 7.012.980 | 7.945.347 | 8.909.611 | 9.905.773 | 10.933.834 | 11.993.791 | 13.005.419 |
Giáo viên tiểu học hạng II (Viên chức A2.2, hệ số lương từ 4,0 – 6,38) | |||||||||
Hệ số lương | 4 | 4.34 | 4.68 | 5.02 | 5.36 | 5.7 | 6.04 | 6.38 | |
Lương | 7,200,000 | 7,812,000 | 8,424,000 | 9,036,000 | 9,648,000 | 10,260,000 | 10,872,000 | 11,484,000 | |
PCTN 5% | 0 | 0 | 505,440 | 813,240 | 1,157,760 | 1,539,000 | 1,956,960 | 2,411,640 | |
PCƯĐ 35% | 2,520,000 | 2,734,200 | 2,948,400 | 3,162,600 | 3,376,800 | 3,591,000 | 3,805,200 | 4,019,400 | |
BHXH 10,5% | 756,000 | 820,260 | 937,591 | 1,034,170 | 1,134,605 | 1,238,895 | 1,347,041 | 1,459,042 | |
Thực nhận | 8,964,000 | 9,725,940 | 10,940,249 | 11,977,670 | 13,047,955 | 14,151,105 | 15,287,119 | 16,455,998 | |
Giáo viên tiểu học hạng I (Viên chức A2.1, hệ số lương từ 4,4 – 6,78) | |||||||||
Hệ số lương | 4.4 | 4.74 | 5.08 | 5.42 | 5.76 | 6.1 | 6.44 | 6.78 | |
Lương | 7,920,000 | 8,532,000 | 9,144,000 | 9,756,000 | 10,368,000 | 10,980,000 | 11,592,000 | 12,204,000 | |
PCTN 5% | 0 | 0 | 548,640 | 878,040 | 1,244,160 | 1,647,000 | 2,086,560 | 2,562,840 | |
PCƯĐ 35% | 2,772,000 | 2,986,200 | 3,200,400 | 3,414,600 | 3,628,800 | 3,843,000 | 4,057,200 | 4,271,400 | |
BHXH 10,5% | 831,600 | 895,860 | 1,017,727 | 1,116,574 | 1,219,277 | 1,325,835 | 1,436,249 | 1,550,518 | |
Thực nhận | 9,860,400 | 10,622,340 | 11,875,313 | 12,932,066 | 14,021,683 | 15,144,165 | 16,299,511 | 17,487,722 |
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp thầy cô xác định được phụ cấp đứng lớp của giáo viên Tiểu học. Vieclamgiaoduc mến chúc Quý thầy cô có thật nhiều sức khoẻ để tiếp tục sự nghiệp “trồng người’, và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!