Trước buổi phỏng vấn, các ứng viên sẽ thường có tâm lý hồi hộp, lo lắng, đặc biệt là đối với những ứng viên chưa có kinh nghiệm nhiều trong công việc. Tuy nhiên, để vượt qua buổi phỏng vấn và dành cơ hội trúng tuyển sẽ vô cùng dễ dàng nếu các bạn biết các các mẹo chia sẻ dưới đây của Vieclamgiaoduc.
18 Bí kíp trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm một cách mượt mà – Nguồn ảnh: Pxhere/Waseem Farooq
Nội Dung Bài Viết
- I. Chuẩn bị trước khi phỏng vấn
- Tìm hiểu thông tin về công ty và vị trí ứng tuyển
- Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm làm việc
- Linh hoạt khi đề cập đến kinh nghiệm
- Nếu cần đề xuất lương, hãy tìm hiểu trước
- Chuẩn bị phương án trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn phổ thông
- Luyện tập phỏng vấn với người thân, bạn bè hoặc qua phần mềm
- Hành trang cho một buổi phỏng vấn thành công với người chưa có kinh nghiệm
- II. Trong buổi phỏng vấn
- III. Sau buổi phỏng vấn
- IV. Một số lưu ý cho trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm
I. Chuẩn bị trước khi phỏng vấn
Tìm hiểu thông tin về công ty và vị trí ứng tuyển
Để nắm bắt được các thông tin liên quan về công ty sắp ứng tuyển, bạn cần có sự đầu tư tìm hiểu về văn hóa, ngành nghề, cách thức hoạt động của doanh nghiệp đó. Điều này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể hơn và các thông tin cơ bản về công ty, để dễ dàng trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng mà không cần phải có kinh nghiệm từ trước.
Ngoài ra, cần chú ý đến vị trí mà bạn sắp ứng tuyển sẽ làm gì và đòi hỏi những yêu cầu nào từ nhà tuyển dụng. Hãy có chuẩn bị và đáp ứng các yêu cầu, câu hỏi liên quan đến nghành nghề cũng như vị trí ứng tuyển sắp đến.
Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm làm việc
Các điểm cần nhấn mạnh
Đây sẽ là điểm cộng của bạn nếu biết cách thể hiện những ưu điểm, kinh nghiệm của bản thân, ví dụ như:
- Mục tiêu hướng đến ở công việc này là gì
- Khai thác những kỹ năng của mình liên quan đến công việc
- Thể hiện sự năng nổ, nhiệt tình
Linh hoạt khi đề cập đến kinh nghiệm
Nếu bạn là người chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc đang ứng tuyển, nhưng nhà tuyển dụng lại đề cấp vấn đề đó trong buổi phỏng vấn, hãy linh hoạt biến đổi câu trả lời bằng cách thể hiện bản thân là người có khả năng thích nghi, chịu khó và ham học hỏi. Điều này sẽ giúp bạn vừa trả lời được câu hỏi về kinh nghiệm, vừa tạo được thiện chí trong mắt nhà tuyển dụng.
Nếu cần đề xuất lương, hãy tìm hiểu trước
Để đàm phán một mức lương phù hợp với vị trí ứng tuyển và năng lực của bản thân, hãy tham khảo qua mức lương trung bình ở công ty, trên mạng hoặc đồng nghiệp, bạn bè cùng làm công việc đó. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra một mức lương phù hợp và có khả năng được đáp ứng từ nhà tuyển dụng.
Chuẩn bị phương án trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn phổ thông
Các câu hỏi về kinh nghiệm làm việc
Hãy chia sẽ những kinh nghiệm của bạn liên quan tới công việc này?
Gợi ý trả lời: Với một ứng viên trẻ mới ra trường thì đây là môi trường làm việc đầu tiên tôi trải nghiệm. Nhưng với các kỹ năng, kinh nghiệm cơ bản được học từ trường lớp và xã hội, cùng với khả năng dễ thích nghi, ham học hỏi thì tôi tin rằng mình sẽ hoàn thành được công việc một cách tốt nhất.
Bạn có bao giờ dẫn dắt một đội nhóm chưa ?
Gợi ý trả lời: Trải qua 4 năm trong môi trường đại học, tôi đã từng đảm nhiệm là trưởng ban của một câu lạc bộ và là nhóm trưởng trong nhiều môn học ở lớp. Vì vậy, với một mô hình hoạt động tập thể như trường lớp hoặc công ty, tôi tin rằng với các khả năng và kinh nghiệm đã đó, tôi sẽ có thể đảm nhận được vị trí dẫn dắt đội nhóm nếu được sự tin tưởng và ủy nhiệm từ cấp trên.
Các câu hỏi về cá nhân
Hãy giới thiệu về bản thân
Gợi ý trả lời: Tôi tên là …., rất vui khi hôm nay được trao đổi trực tiếp với anh/ chị về ứng tuyển vị trí nhân viên C&B cho công ty. Tôi là sinh viên đã tốt nghiệp loại giỏi ngành tài chính, trường ….. và đã có kinh nghiệm trong đợt thực tập cuối năm 4 tại một công ty chuyên xuất khẩu giày da, công việc mà tôi đã được tiếp xúc là ghi chép và báo cáo các khoản thu chi của công ty. Do đó tôi tự tin rằng mình có thể tiếp cận được với vị trí C&B của công ty thông qua các kinh nghiệm và kỹ năng đã có.
Vì sao bạn chọn công ty của chúng tôi để ứng tuyển?
Gợi ý trả lời: Sau khi tìm hiểu về môi trường và vị trí làm việc, tôi nghĩ đây là nơi thích hợp để tôi gắn bó và phát triển sự nghiệp lâu dài. Vị trí nhân viên C&B tôi đang ứng tuyển cũng là một trong những công việc mà tôi yêu thích và liên quan đến những kiến thức trong ngành tôi đã học. Vì vậy, tôi ứng tuyển vào công ty với hi vọng có thể được làm việc và cống hiến.
Các câu hỏi về định hướng và kế hoạch nghề nghiệp
Nếu được nhận vào làm, bạn sẽ có định hướng như thế nào để phát triển trong công việc này?
Gợi ý trả lời: Mục tiêu trong 2-3 năm sắp tới mà tôi mong muốn đạt được là phụ trách quản lý C&B. Tôi mong muốn sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và năng động để bản thân được có cơ hội phát triển nghề nghiệp, cống hiến cho công ty.
Các câu hỏi phỏng vấn về lương
Mức lương mong đợi của bạn như thế nào?
Gợi ý trả lời: Nên tham khảo các mức lương trong vị trí ứng tuyển trước khi đến phỏng vấn. Đưa ra cụ thể mức lương mong muốn và mức lương thấp nhất để làm ở vị trí đó.
Luyện tập phỏng vấn với người thân, bạn bè hoặc qua phần mềm
Để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn suôn sẻ, ngoài tìm hiểu những câu hỏi và trả lời thường gặp, bạn cũng cần có sự luyện tập nó từ trước. Bạn có thể luyện tập với người thân, bạn bè, họ sẽ giúp chúng ta làm quen với việc hỏi đáp và góp ý những điểm cần thay đổi để cải thiện hơn. Hoặc có thể thực hành qua các phần mềm trên máy tính, điện thoại, điều đó ít nhất cũng sẽ giúp bạn nắm được nội dung và trả lời tự tin hơn.
Hành trang cho một buổi phỏng vấn thành công với người chưa có kinh nghiệm
Lựa chọn trang phục phù hợp
Đến bất kì một buổi phỏng vấn nào bạn cũng cần có sự chuẩn bị chỉn chu về mặt trang phục, đây là yếu tố giúp bạn thể hiện được sự chuyên nghiệp trong công việc và tôn trọng đối với người phỏng vấn. Nên ưu tiên những bộ trang phục phù hợp với môi trường công sở, màu sắc nhã nhặn, sạch sẽ và kín đáo.
Giữ tâm lý và phong thái ổn định
Trong suốt buổi phỏng vấn, hãy luôn giữ một phong thái tự tin và thái độ lịch sự. Điều này sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng cũng như thể hiện được khả năng làm việc chuyên nghiệp và sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn.
Chuẩn bị đầy đủ ggiấy tờ, bằng cấp, tài liệu và thiết bị được yêu cầu
Tùy theo các doanh nghiệp khác nhau sẽ đưa ra những yêu cầu khác nhau về bằng cấp, giấy tờ trong hồ sơ ứng tuyển nhân viên. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ được yêu cầu, tránh những thiếu sót có thể ảnh hưởng đến kết quả của buổi phỏng vấn.
II. Trong buổi phỏng vấn
1. Bù đắp thiếu kinh nghiệm bằng kỹ năng mềm
Khả năng giao tiếp, làm việc nhóm
Đây là các kỹ năng quan trọng, đòi hỏi các ứng viên phải đáp ứng được đối với các công việc cần sự tương tác và trao đổi thông tin liên tục với đồng nghiệp, đội nhóm; hay cả những công việc tưởng chừng như làm đơn lập (kế toán, lập trình viên,…) . Các kỹ năng này giúp liên kết và tổng hợp các ý tưởng, nội dung diễn ra trong quá trình làm việc để các thành viên trong nhóm đều nắm bắt và hiểu rõ.
Tính cách nhanh nhẹn, ham học hỏi
Thích ứng nhanh, ham học hỏi là điều các nhà tuyển dụng mong đợi nhất từ các ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp bạn “bắt nhịp” với môi trường làm việc nhanh chóng, học hỏi kinh nghiệm từ các cộng sự khác mà không cần qua quá trình thích nghi, đào tạo khắt nghiệt.
Sự nhiệt tình, tích cực trong công việc
Khi làm việc với thái độ tích cực, nhiệt tình sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao nhờ sự tính chuyên nghiệp và nhiệt huyết trong công việc. Ngoài ra, với phong thái làm việc đó sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập với các đồng nghiệp trong công ty và tạo được ấn tượng tốt với các cấp trên.
2. Nhấn mạnh động lực và thái độ làm việc
Đam mê với công việc và lĩnh vực ứng tuyển
Trong quá trình phỏng vấn, hãy thể hiện được đam mê đối với công việc đang ứng tuyển, đây luôn là điều mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ đánh giá cao, vì vậy bạn cần phải biết thể hiện một cách khéo léo.
Sẵn sàng đầu tư thời gian, công sức để học hỏi
Tinh thần ham học là sẽ là điểm cộng để các nhà tuyển dụng sàng lọc ứng viên, và là kỹ năng quan trọng sẽ giúp bạn trao đồi được nhiều kinh nghiệm, dễ dàng có cơ hội thăng tiến và cùng đưa doanh nghiệp đi lên.
Mục tiêu phấn đấu và kế hoạch phát triển nghề nghiệp
Bạn cần xác định rõ ràng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để nhà tuyển dụng thấy được hướng phát triển của bạn trong tương lai và ở vị trí này bạn sẽ gắn bó lâu dài hay đây chỉ là công việc tạm thời cho đến khi bạn có cơ hội tốt hơn.
3. Đưa ra ví dụ cụ thể về năng lực cá nhân
Các bằng cấp, dự án, đồ án
Để chứng minh thực lực phù hợp với vị trí ứng tuyển khi chưa có kinh nghiệm, hãy đưa ra các thành tích đã đạt được từ đại học như: Bằng tốt nghiệp, các chứng chỉ ngoại ngữ, đồ án tốt nghiệp nếu có liên quan trong lĩnh vực đang ứng tuyển hay các dự án đã và đang thực hiện ngoài xã hội,…
Hoạt động ngoại khóa, tình nguyện
Tham gia hoạt động ngoài xã hội cũng có thể chứng minh được bạn là người có lối sống năng động, có tinh thần xã hội cao. Điều này đôi khi cũng giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc.
Kỹ năng, kiến thức khác có thể áp dụng vào công việc
Ngoài những yếu tố bằng cấp, hoạt động xã hội, bạn cũng cần bổ sung những kỹ năng và kiến thức có liên quan đến công việc. Đây chính là yếu tố giúp bạn đạt được các thành tựu và là bước đệm để phát triển bền vững, tạo điều kiện thăng tiến trong sự nghiệp.
4. Đặt câu hỏi phản biện cho nhà tuyển dụng
Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng là cách để giải đáp các thắc mắc của bạn về công việc một chính xác nhất và nó cũng cho thấy rằng bạn thật sự nghiên cứu kỹ và quan tâm đến công việc này. Dưới đây là các câu hỏi nên đặt trong buổi phỏng, bạn hãy tham khảo và cân nhắc trước khi đưa ra các câu hỏi của mình cho nhà tuyển dụng nhé.
Cơ hội học tập, chính sách đào tạo và huấn luyện của công ty
Bạn có thể đặt các câu hỏi như: “Anh/ chị có thể cho em biết hằng năm công ty có tổ chức những khóa huấn luyện, đào tạo kỹ năng cho nhân viên mới hay không?”, hoặc “Không biết công ty mình có những hoạt động team building cho nhân viên không ạ?”.
Chính sách hỗ trợ của công ty cho nhân viên mới
Một số các câu hỏi nên đặt như: “Anh/chị có thể cho em một số thông tin về chính sách đãi ngộ đối với nhân viên trong công ty được không?” hay “Đối với nhân viên mới và nhân viên lâu năm sẽ có những chính sách hỗ trợ như thế nào ạ?”.
III. Sau buổi phỏng vấn
Viết Email cám ơn sau buổi phỏng vấn
Đây là hành động thể hiện tính chuyên nghiệp và giúp để lại ấn tượng tốt hơn đối với các nhà tuyển dụng. Nội dung trong email cần ngắn gọn, bày tỏ cảm xúc sau buổi phỏng vấn và lời ngỏ sẽ chờ thông xin xác nhận kết quả từ phía công ty.
Giữ tâm lý thoải mái và đợi phản hồi từ công ty
Sau buổi phỏng vấn, bạn cần có thời gian điều chỉnh lại tâm lý và cảm xúc. Không quá trông chờ, nôn nóng mà gửi email liên tục đến công ty để hỏi thăm kết quả.
Hãy giữ tâm lý thật thoải mái và đợi phản hồi từ công ty, hoặc đừng để cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến các buổi phỏng vấn tiếp theo.
IV. Một số lưu ý cho trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm
Đừng yêu cầu quá cao về lương và phúc lợi
Lương và phúc lợi là yếu tố quan trọng giúp các ứng viên quyết định gắn bó lâu dài với công ty hay không. Nhưng vấn đề này trong buổi phỏng vấn, bạn chỉ nên đặt câu hỏi để biết thêm thông tin, không nên đòi hỏi quá cao khi bạn chưa đem lại thành tựu gì cho công ty, tránh gây mất thiện cảm đối với nhà tuyển dụng.
Thái độ chân thành, trả lời đúng – đủ – ngắn gọn
Trong suốt quá trình phỏng vấn, các câu trả lời cần được cân nhắc để biểu đạt một cách xúc tích, chính xác nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ nội dung. Về phong thái, luôn giữ thái độ chân thành, đây là một trong những yếu tố giúp bạn thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc, và tôn trọng mọi người.
Không ngắt lời người phỏng vấn
Việc ngắt lời nhà tuyển dụng khi đang hỏi hoặc đề cập vấn đề liên quan đến công việc là hành động không nên xảy ra trong buổi phỏng vấn. Hãy cư xử và có hành động chuẩn mực trong giao tiếp, nếu không muốn bị coi là bất lịch sự và thiếu tôn trọng.
Nếu trường hợp cần phản bác ý kiến, hãy kiên nhẫn đợi người phỏng vấn nói xong và nêu quan điểm của mình.
Giữ kín mức lương và thông tin quan trọng khác của nơi làm trước
Về vấn đề mức lương và các thông tin của công ty sẽ thuộc vào phần chính sách bảo mật, vì vậy khi gặp phải câu hỏi có liên quan về vấn đề này bạn cần cân nhắc để trả lời một cách khéo léo khi không muốn tiết lộ thông tin.
Vừa rồi là những chia sẻ mà Vieclamgiaoduc muốn gửi đến các bạn, đặc biệt là những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn chuẩn bị và vượt qua buổi phỏng vấn thành