Trong phần chuẩn bị các câu hỏi để tham gia vào buổi phỏng vấn, thì một trong những câu hỏi khiến các ứng viên lúng túng nhất là trình bày về phần điểm mạnh và điểm yếu. Tuy câu hỏi này xuất phát từ yếu tố của từng cá nhân, nhưng ứng viên lại khó có thể biểu đạt một cách khéo léo. Nếu bạn đang mắc phải lỗi như vậy, thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề đó.
6 cách trả lời điểm mạnh và điểm yếu trong phỏng vấn một cách thông minh – Nguồn ảnh: Pxhere
Nội Dung Bài Viết
I. Những khó khăn khi trả lời câu hỏi điểm mạnh, điểm yếu
Khi trả lời các câu hỏi về điểm mạnh trong buổi phỏng vấn, đòi hỏi các ứng viên phải có sự khéo kéo trong việc lựa chọn các câu trả lời vừa trọng tâm liên quan đến công việc vừa phải mang tính trung thực.
Về các câu hỏi điểm yếu, các ứng viên thường có tâm lý sợ nói ra điểm yếu sẽ gây mất điểm trước nhà tuyển dụng. Nhưng thực chất, câu hỏi này các nhà tuyển dụng đưa ra chỉ với mục đích để đánh giá sự nhận thức và mức độ chủ động cải thiện điểm yếu của ứng viên.
Khó xác định chính xác điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Việc xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân tưởng chừng như đơn giản, nhưng lại là điều khá khó khăn đối với các ứng viên, bởi vì còn mơ hồ về chính khả năng và năng lực của bản thân.
Để đáp ứng đúng yêu cầu của câu hỏi, đòi hỏi các ứng viên phải tìm hiểu và xác định rõ ràng, đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu có liên quan đến công việc hay vị trí đang ứng tuyển để cung cấp thông tin mà nhà tuyển dụng đang cần khai thác.
Lo ngại chia sẻ quá nhiều về điểm yếu
Các câu hỏi liên quan đến điểm yếu là phần các ứng viên sẽ né tránh, và ngại chia sẻ nhất trong quá trình phỏng vấn. Trong trường hợp này, bạn không nên tỏ ra lúng túng hay trả lời rằng bạn không có điểm yếu, mà hãy đối diện trực tiếp với câu hỏi và dùng sự khéo léo để trả lời. Nên nêu ra các điểm yếu của bản thân và đi kèm là các biện pháp khắc phục, như vậy sẽ giúp bạn được các nhà tuyển dụng đánh giá là có chủ động trong công việc.
Khó kết nối điểm mạnh, điểm yếu với vị trí ứng tuyển
Để kết nối điểm mạnh, điểm yếu với vị trí ứng tuyển đòi hỏi người trả lời phải biết chắt lọc thông tin. Để làm được điều này, bạn hãy đđưa ra các ưu điểm của bản thân có liên quan đến vị trí ứng tuyển; lựa chọn các điểm yếu không làm ảnh hưởng trực tiếp đến các kỹ năng cần có trong phần yêu cầu của công việc, và nêu ra cách cải thiện, chiến lược khắc phục trong tương lai.
II. Hướng dẫn xác định đúng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Phân tích kỹ năng, tính cách, thành quả để xác định điểm mạnh
Để xác định đúng điểm mạnh, bạn nên phân tích các kỹ năng, tính cách, thành quả của bản thân có liên quan đến các yêu cầu mà vị trí đang ứng tuyển cần không. Ví dụ:
– Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn,…
– Tính cách hòa đồng, thân thiện, ham học hỏi,…
– Thành tựu: tốt nghiệp ngành có liên quan đến vị trí ứng tuyển, thành thạo 3 ngôn ngữ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội,…
Thông qua phản hồi của những người xung quanh, các thất bại để biết điểm yếu
Hãy học cách lắng nghe và chấp nhận sự thiếu sót của bản thân từ những người xung quanh hay thậm chí là lí do của những lần thất bại đã gặp phải, đây chính là cách để nhận ra điểm yếu của bản thân một các công tâm và chính xác nhất. Điểm yếu không phải là điều không thể thay đổi, mà đó là cơ hội để bạn tự nhìn nhận lại và có định hướng rõ ràng để phát triển sự nghiệp cá nhân trong tương lai.
Lập bảng danh sách điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Việc đưa ra một danh sách liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ giúp bạn có thời gian tự đánh giá và nhìn nhận lại chính mình. Quá trình này không chỉ giúp khai phá được những tiềm năng bạn đang có để tiếp tục phát triển, mà còn hữu ích trong việc tìm ra hướng giải quyết để khắc phục những thiếu sót.
Dựa vào bảng phân tích điểm mạnh – yếu để chuẩn bị câu trả lời phù hợp
Sau khi hiểu rõ các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân qua danh sách đã lập, để tránh vấp phải sự lúng túng trong quá trình nhà tuyển dụng hỏi thêm những câu hỏi liên quan, bạn nên có sự chuẩn bị cho phần này trước. Quá trình đó không chỉ giúp bạn kiểm soát được phần nội dung cần trả lời mà còn giúp bạn giữ được phong thái tự tin khi đối diện với các câu hỏi liên quan về điểm mạnh, điểm yếu trong buổi phỏng vấn.
III. Danh sách liệt kê về điểm mạnh – yếu khi phỏng vấn
Liệt kê 10 điểm yếu của bản thân thường gặp
Sau đây là các ví dụ về điểm yếu của bản thân thường gặp, bạn có thể tham khảo và áp dụng trong buổi phỏng vấn sắp đến:
- – Khó thích nghi với môi trường mới
- Thiếu tính quyết đoán
- Thiếu tính kiên nhẫn
- Háo thắng
- Quản lý thời gian kém
- Dễ bị phân tâm và mất tập trung
- Còn hạn chế vấn đề ngoại ngữ
- Kỹ năng giao tiếp còn kém
- Thiếu kỹ năng đối phó với các tình huống bất ngờ
- Không biết cách kiểm soát cảm xúc
Điểm yếu về cảm xúc
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là kỹ năng vô cùng quan trọng khi hoạt động và làm việc trong một tập thể. Nếu là cảm xúc tích cực thì sẽ tạo ra một nguồn năng lực sống tích cực cho bản thân, nhưng nếu đó là cảm xúc tiêu cực thì không chỉ làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bạn, mà thậm chí là một tập thể trong công ty
Điểm yếu về sự háo thắng
Cạnh tranh và háo thắng là 2 từ đều mang tính tranh đua. Nhưng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, cạnh tranh là điều cần có để giúp công ty phát triển, còn sự háo thắng chỉ cần xuất phát từ một cá nhân cũng sẽ làm ảnh hưởng đến cả quá trình làm việc của cả tập thể. Như vậy, bạn cần phải thay đổi, loại bỏ tính cách này trước khi bước vào làm việc trong môi trường công sở.
Điểm yếu về giao tiếp
Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ đánh giá cao nếu bạn là người sở hữu kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Nhưng ngược lại, kỹ năng giao tiếp là điểm yếu thì chắc chắn bạn sẽ bất lợi hơn rất nhiều so với các ứng viên khác. Bởi nếu thiếu đi kỹ năng này, bạn sẽ bị đánh mất những mối quan hệ hợp tác trong công việc và cơ hội để phát triển sự nghiệp.
Điểm yếu về phân tích – lập kế hoạch
Đây là kỹ năng giúp bạn xác định được các mục tiêu, xem xét các hoạt động đề ra có tình khả thi hay không, và đánh giá tình hình để cố gắng đạt được mục tiêu đó trong tương lai. Nếu thiếu đi kỹ năng này, bạn phải cần học hỏi và trao dồi thêm kinh nghiệm để đảm bảo được kế hoạch của cá nhân hay của công ty đưa ra.
Liệt kê 10 điểm mạnh của bản thân
Sau đây là các ví dụ về điểm mạnh của bản thân bạn có thể tham khảo và áp dụng trong buổi phỏng vấn sắp đến:
- Thành thạo 2 ngoại ngữ Anh, Trung
- Năng nổ trong các hoạt động
- Có sự sáng tạo
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng xử lý các tình huống khó
- Kỹ năng quản lý thời gian, công việc
- Có kiến thức chuyên môn
- Tính kiên nhẫn
- Thành thạo tin học văn phòng
- Kỹ năng là việc nhóm
Điểm mạnh về chuyên môn
Bạn cần đưa ra những kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mà nó có thể giúp ích và cần thiết đối với công việc bạn đang ứng tuyển. Ví dụ: Với vị trí công việc là chăm sóc khách hàng, bạn sẽ phải nhấn mạnh những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng xử lý những tình huống bất ngờ,…
Điểm mạnh về tư duy và sáng tạo
Tuy duy và sáng tạo chính là điểm cộng quan trọng để giúp bạn tỏa sáng trong một tập thể hay công ty. Nhà tuyển dụng luôn cần các ứng viên có những ý tưởng táo bạo trong công việc, điều này sẽ giúp công ty vượt qua các vấn đề phức tạp cũng như dẫn đầu các xu thế mới trong ngành.
Điểm mạnh về quản lý công việc
Kỹ năng quản lý công việc sẽ giúp bạn nắm bắt được thông tin cụ thể và chính xác nhất theo kế hoạch đã đặt ra. Nắm rõ thông tin không chỉ hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề phát sinh một các dễ dàng, mà còn tránh làm mất thời gian bằng cách tập trung vào những công việc quan trọng đã được sắp xếp trước.
Điểm mạnh về giao tiếp và bán hàng
Dù là làm ở bất cứ một công ty hay một vị trí nào, các nhà tuyển dụng cũng đòi hỏi các ứng viên phải có kỹ năng giao tiếp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp quyết định sự thành công trong quá trình mở rộng mối quan hệ và nâng cao hiệu suất công việc, đem lại những đối tác và cơ hội phát triển cho công ty.
IV. Bí quyết trả lời phỏng vấn cho câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu
Chỉ ra điểm yếu nhẹ nhàng, không quá tiêu cực
Trong phỏng vấn, điểm yếu là phần quan trọng và khá “nhạy cảm” đối với các ứng viên, vì vậy đòi hỏi bạn phải xử lý tình huống một cách khôn khéo. Đừng liệt kê một loạt các nhược điểm, mà hãy đưa ra từ 1 đến 3 điểm yếu của bạn và đặt mục tiêu, hướng giải quyết cho nó. Phần câu hỏi này không nên nhấn mạnh mà chỉ cần đề cập nhanh qua, đáp ứng đủ yêu cầu trong câu hỏi của người phỏng vấn là được.
Đưa ra giải pháp khắc phục điểm yếu
Đây là phần trả lời mà các nhà ứng tuyển muốn lắng nghe nhất trong các câu hỏi liên quan đến điểm yếu, họ mong muốn nhìn thấy được định hướng, mục tiêu phát triển trong tương lai của bạn là gì.
Một số biện pháp khắc phục điểm yếu mà bạn có thể tham khảo như
- Lập kế hoạch và thực hiện đúng theo kế hoạch đã đặt ra để khắc phục điểm yếu đang gặp phải
- Đề ra mục tiêu sau khi khắc phục được điểm yếu của bản thân sẽ đạt được là gì
- Trao đồi, học hỏi những thế mạnh của những người xung quanh mà bản thân chưa đạt được
Chuyển hướng nhấn mạnh vào điểm mạnh nhưng vẫn cần khiêm tốn, chân thật
Đừng tập trung quá nhiều vào phần liệt kê một loạt các kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân, mà hãy biết sử dụng những điểm nhấn trong lời nói để giúp người nghe được nắm bắt những thông tin quan trọng và ấn tượng hơn về những gì bạn đang trình bày. Tuy nhiên, trong phần trả lời các câu hỏi về điểm mạnh, nên lưu ý giữ thái độ khiêm tốn và lời nói cần mang tính chân thật, tránh thái độ tự cao, tâng bốc bản thân.
V. Cách kết nối điểm mạnh yếu với vị trí ứng tuyển
Lựa chọn điểm mạnh phù hợp với yêu cầu công việc
Tùy theo mỗi công việc khác nhau, sẽ có những yêu cầu khác nhau. Vì vậy, trước khi đến buổi phỏng vấn, cần tìm hiểu vị trí mà bạn sẽ ứng tuyển cần những yêu cầu gì mà bản thân có thể đáp ứng được.
Ví dụ một số điểm mạnh bạn có thể đề cập trong bất kì công việc nào như: Tính tập trung, linh hoạt, trung thực, có sự cầu tiến, sáng tạo,…
Giải thích những điểm yếu nêu ra sẽ không ảnh hưởng đến công việc
Ví dụ, nếu bạn là ứng viên đang ứng tuyển vào vị trí chăm sóc khách hàng. Hãy đưa ra các điểm yếu như không kiểm soát được thời gian, thiếu quyết đoán trong việc đưa ra các quyết định, và giải thích rằng những điểm yếu này sẽ không làm ảnh hưởng đến công việc, nhưng đồng thời sẽ cố gắng khắc phục và hoàn thiện bản thân tốt hơn.
Cam kết sẽ phát triển và bù đắp điểm yếu
Một lời cam kết sẽ có giá trị hơn là một câu nói suông, vì vậy để tạo được niềm tin đối với nhà tuyển dụng, bạn cần đưa ra một số cam kết để thể hiện sự quyết đoán rằng bản thân sẽ nổ lực làm việc để bù đắp lại những khuyết điểm. Hơn nữa, điều này cũng sẽ giúp bạn được nhà tuyển dụng đánh giá là một ứng viên tiềm năng, sẵn sàng cống hiến cho doanh nghiệp.
Những chia sẻ trên về “Cách nêu ra những điểm mạnh và điểm yếu trong phỏng vấn” của Vieclamgiaoduc hi vọng sẽ là những thông tin hữu, giúp bạn giải đáp các thắc mắc đang gặp phải và chuẩn bị những câu trả lời hay cho buổi phỏng vấn sắp đến. Hãy tự tin và làm thật tốt nhé, chúc bạn thành công!