5 lưu ý cho kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên THCS một cách hiệu quả

Kỹ năng quản lý cảm xúc là một kỹ năng cần thiết đối với mỗi giáo viên, vì nghề giáo đòi hỏi phải kiên nhẫn với cả học sinh lẫn phụ huynh. Hãy cùng vieclamgiaoduc.vn tìm hiểu về kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên THCS và các để xây dựng kỹ năng này hiệu quả.

quan ly cam xuc giao vien thcs-min

5 lưu ý cho kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên THCS một cách hiệu quả – Nguồn ảnh: Pexels

5 kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên THCS

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng quản lý cảm xúc của giáo viên. Ví dụ như khi cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, con người thường hay cáu gắt hoặc bộc lộ cảm xúc thái quá. Vì vậy, giáo viên nên “nuôi dưỡng” sức khỏe tinh thần đồng thời rèn luyện thể lực bằng việc ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục thể thao, tham gia các lớp yoga hoặc thiền để giảm căng thẳng và cân bằng tinh thần.

Quản lý thời gian và kế hoạch giảng dạy

Có kỹ năng quản lý thời gian tốt cũng là một chìa khóa để giáo viên quản lý tốt cảm xúc của mình. Giáo viên có kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ phân bổ thời gian hợp lý giữa việc giảng dạy, chuẩn bị bài, xây dựng lịch trình hợp lý và thời gian cho bản thân và gia đình. Một khi cân bằng được công việc và cuộc sống, giáo viên sẽ có thể nghỉ ngơi và thư giãn nhưng vẫn có thể làm việc hiệu quả, do đó những áp lực và căng thẳng khi làm việc sẽ ít khi xảy ra.

Và như đã nói ở trên, khi sở hữu sức khỏe tinh thần khỏe mạnh thì giáo viên có thể quản lý cảm xúc của mình hiệu quả hơn.

Kiểm soát hành vi và lời nói khi giao tiếp

Một cách nữa để giáo viên có thể quản lý cảm xúc là biết cách kiểm soát hành vi và lời nói khi giao tiếp. Bởi lẽ hành động và lời nói có thể bộc lộ rõ ràng cảm xúc của giáo viên, nếu trong trường hợp giáo viên dùng những ngôn từ không đúng chuẩn mực lúc tức giận sẽ gây ấn tượng xấu cho cả học sinh và phụ huynh. Vì vậy, giáo viên nên biết cách sử dụng ngôn từ như là một phương tiện để điều khiển cảm xúc của chính bản thân mình cũng như người đang giao tiếp với mình. Trong giao tiếp, hãy luôn tỏ thái độ niềm nở, sử dụng từ có chừng mực, thích hợp, đưa ra ý kiến một cách thẳng thắn với thái độ cử chỉ lễ phép với phụ huynh, ban lãnh đạo… Cách tốt nhất khi rơi vào tình huống mất bình tĩnh và không kiểm soát được cảm xúc của bản thân thì hãy từ từ thả lỏng người, hít thở sâu cho tâm trạng trở nên dịu nhẹ hơn và cố gắng sắp xếp hướng giải quyết tốt nhất.

Chia sẻ

Chia sẻ cũng là một cách hay để kiểm soát cảm xúc. Trong tình huống phải ôm đồm quá nhiều việc cùng một lúc, dẫn đến bản thân bị quá tải thì giáo viên nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp để san sẻ, góp ý về công việc hoặc lúc giáo viên phải chịu áp lực về cuộc sống hoặc gặp khó khăn thì nên tìm sự sẻ chia từ gia đình và bạn bè để giảm bớt căn thẳng. Chia sẻ là cách tốt nhất để bản thân cảm thấy nhẹ nhõm và được an ủi, từ đó giảm bớt căng thẳng và quản lý cảm xúc một cách tốt hơn.

Đồng cảm và yêu thương

Giáo viên là người trực tiếp ảnh hưởng đến học sinh trong môi trường học tập. Đặc biệt, trong môi trường THCS, học sinh đang dần bước vào tuổi thay đổi tâm sinh lý nên tính cách của một số em có phần nóng nảy và dễ nổi loạn. Ở trong giai đoạn này đòi hỏi giáo viên phải thấu hiểu tâm lý học sinh để có cách ứng xử phù hợp với tính cách của từng học sinh. Vì chỉ khi học sinh tin tưởng và tôn trọng giáo viên và có tâm lý thoải mái thì tiết học sẽ trở nên dễ dàng hơn, học sinh có hứng thú trong học tập đồng thời mối quan hệ giữa thầy cô và học trò trở nên gần gũi hơn.

Icon

Công việc nổi bật

Các vấn đề về cảm xúc của giáo viên THCS thường bắt nguồn từ đâu

Từ tâm lý và kỹ năng của bản thân giáo viên

Nếu khối lượng công việc của giáo viên quá lớn, áp lực công việc nặng nè, mức độ kiểm soát cảm xúc của giáo viên sẽ giảm. Họ sẽ trở nên thường xuyên cáu gắt, không làm chủ được cảm xúc của bản thân. Một nguyên nhân khác dẫn đến các vấn đề cảm xúc của giáo viên là kỹ năng của bản thân giáo viên. Một giáo viên với kỹ năng giảng dạy chưa tốt sẽ dễ lo âu, không tự tin, dẫn đến dễ mất bình tĩnh và cáu gắt trong giảng dạy và làm việc, cách để khắc phục là không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình.

Từ học sinh

Học sinh không chịu học tập, quậy phá, không vâng lời thầy cô,… là một trong những nguyên nhân khiến các vấn đề về cảm xúc của giáo viên trung học cơ sở tăng cao. Tâm lý của thầy cô, là một người “lái đò”, lúc nào cũng mong có thể truyền đạt tốt nhất kiến thức của mình, giúp học sinh không ngừng phát triển. Nếu học sinh không đáp ứng kì vọng của giáo viên họ sẽ rơi vào trạng thái lo âu, thất vọng và áp lực.

Từ đồng nghiệp

Một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến cảm xúc của thầy cô đến từ đồng nghiệp. Trong công việc, xung đột giữa các đồng nghiệp là không thể tránh khỏi, nên khi xảy ra mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm trạng và cảm xúc của giáo viên.

Từ phụ huynh

Ngoài tiếp xúc giữa học sinh và đồng nghiệp, giáo viên còn tiếp xúc với phụ huynh. Giáo viên hành xử đúng mực, luôn bình tĩnh, tự tin sẽ giành được nhiều sự tin tưởng từ phụ huynh. Bên cạnh đó, phụ huynh thường hay đòi hỏi giáo viên phải quan tâm đặc biệt tới con cái của họ, với số lượng học sinh đông trong một lớp, điều này vô tình gây ra sức ép đối với thầy cô.

Từ quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường như Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng,… thường xuyên giao thêm những công việc ngoài giảng dạy và tổ chức các hoạt động như dự giờ, thi đua… nên khối lượng công việc tăng lên đáng kể, dẫn đến căng thẳng.

Tham khảo: tin tuyển dụng việc làm Giáo Viên Tiếng Trung

Giáo viên THCS nhận được gì khi quản lý cảm xúc tốt

Cảm giác thỏa mãn và tự tin

Khi quản lý tốt được cảm xúc của mình, thầy cô sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đối mặt với những vấn đề khó trong công việc cũng như cuộc sống.

Chất lượng giảng dạy – đào tạo

Chất lượng giảng dạy và đào tạo được nâng cao do trạng thái tâm lý khi làm việc tốt, đồng thời với giáo viên quản lý tốt cảm xúc sẽ nhận được sự yêu thương đến từ học sinh. Do đó, học sinh sẵn sàng hợp tác trong bài học hơn nên chất lượng bài học sẽ được nâng cao hơn.

Sự tin cậy của quản lý và đồng nghiệp

Một người kiểm soát được cảm xúc của mình sẽ luôn nhận được sự tin cậy từ người khác, đối với giáo viên cũng vậy. Thầy cô quản lý cảm xúc hiệu quả sẽ luôn tỏa ra nguồn năng lượng tích cực, sự tự tin đến người khác và từ đó nhận được sự tin cậy của quản lý và đồng nghiệp.

Sự yêu thương của học sinh

Khi thầy cô quản lý tốt cảm xúc của mình, ít bộc lộ ra những cảm xúc tiêu cực như tức giận, luôn dịu dàng, kiên nhẫn với học sinh của mình giáo viên sẽ nhận được sự yêu thương và tôn trọng từ học sinh.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc rất quan trọng đối với giáo viên khi phải luôn kiên nhẫn, lắng nghe học sinh kể cả khi học sinh không chịu hợp tác với thầy cô, giáo viên còn phải trao đổi với phụ huynh và quản lý nhà trường. Vieclamgiaoduc.vn hi vọng bài viết này sẽ giúp thầy/cô xây dựng được kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên THCS một cách hiệu quả.

Đánh giá bài viết này

Tác giả

Viết một bình luận