Ngày chi trả lương của Giáo viên là một vấn đề được nhiều thầy cô quan tâm tìm hiểu. Để đảm bảo chất lượng giáo dục và thu hút được những người có năng lực và tâm huyết vào nghề giáo, việc trả lương cho giáo viên là một vấn đề cần được quan tâm và quy định rõ ràng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy định về ngày trả lương của giáo viên, một trong những quy định quan trọng trong lĩnh vực giáo dục.
Cùng tìm hiểu lương giáo viên chi trả vào ngày nào – Nguồn ảnh: Pexels
Nội Dung Bài Viết
Quy định về ngày trả lương của giáo viên
Theo Bộ luật Lao động 2019, quy định về ngày trả lương như sau:
Người lao động nếu làm việc hưởng lương theo tháng thì được trả lương một tháng một lần hoặc được trả lương nửa tháng một lần, tùy vào đơn vị làm việc và thỏa thuận làm việc giữa hai bên. Thời điểm trả lương phải được ấn định vào một thời điểm nhất định trong tháng và có tính chu kỳ.
Ví dụ: Chị A làm việc tại vị trí giáo viên toán của trường THCS B. Theo thỏa thuận trong hợp đồng thì chị A làm việc và được hưởng lương theo tháng. Trước khi ký hợp đồng lao động với chị A, trường THCS B cho biết nhân viên của công ty được trả lương vào ngày mùng 4 hàng tháng, chị A hoàn toàn đồng ý. Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động đó thì chị A sẽ được trường THCS B trả lương vào ngày mùng 4 hàng tháng.
Lương hưu của giáo viên được trả vào ngày nào?
Lương hưu của giáo viên được trả vào ngày 02 của mỗi tháng. Cụ thể, theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN thì việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH bắt đầu từ ngày 02 hàng tháng.
Công việc nổi bật
Các khoản phụ cấp của giáo viên
Giáo viên có 5 khoản phụ cấp sau:
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên
- Phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo là nghệ nhân
- Phụ cấp cho giáo viên giảng dạy người khuyết tật
- Phụ cấp đối với các giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn
- Phụ cấp thâm niên
Các khoản khấu trừ lương của giáo viên
Mức lương giáo viên sẽ được tính theo công thức sau:
Lương giáo viên = (Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Phụ cấp) – Tiền đóng bảo hiểm
Trong đó:
- Mức đóng BHXH sẽ dựa trên tỷ lệ đóng BHXH hàng tháng của giáo viên là 10,5% nhân với mức tiền lương tháng đóng BHXH.
- Mức tiền lương tháng tối đa để tính đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.
- Ngoài ra, giáo viên cũng phải đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT;1% bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý: Phụ cấp thâm niên cũng được tính vào tiền lương của giáo viên và dùng để tính đóng BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp.
Nguyên tắc về trả – thanh toán lương cho giáo viên
- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng lao động đã thỏa thuận cho người lao động. Với trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp, thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người được ủy quyền hợp pháp bởi người lao động.
- Người sử dụng lao động không được can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động, không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Tham khảo: tin tuyển dụng việc làm Giáo Viên Tiểu Học
Nguồn tiền trả lương cho giáo viên là viên chức trích từ đâu?
Nguồn kinh phí để thực hiện việc trả tiền lương đối với giáo viên là viên chức được lấy từ các nguồn sau:
- Đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương)
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các đơn vị sự nghiệp có thu. Ngoại trừ, các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%.
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính có thu.
- Ngân sách địa phương sử dụng 50% số tăng thu giữa dự toán năm kế hoạch so với dự toán năm trước liền kề do Thủ tướng Chính phủ giao và 50% số tăng thu giữa thực hiện so với dự toán năm kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao.
- Với những trường hợp các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện đúng các quy định trên mà vẫn còn thiếu thì sẽ được bổ sung nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương.
Lương giáo viên trả vào ngày nào là một vấn đề quan trọng, cần phải đảm bảo sự minh bạch và công bằng. Chính điều này, sẽ giúp tăng cường động lực và năng lực của giáo viên trong việc giảng dạy và đóng góp tích cực vào sự phát triển của giáo dục. Hy vọng thông tin từ Việc Làm Giáo Dục sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định này và đưa ra những quyết định phù hợp trong công việc.