Bạn đang chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn xin việc và không biết cách giới thiệu bản thân sao để tạo dấu ấn trước nhà tuyển dụng giữa vô vàng các ứng viên? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách giới thiệu bản thân một cách chi tiết và dẫn dắt câu chuyện một cách có logic để mang lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Trả lời câu hỏi giới thiệu về bản thân khi phỏng vấn như thế nào cho đúng – Nguồn ảnh: Pxhere
Nội Dung Bài Viết
- I. Những khó khăn thường gặp khi giới thiệu bản thân
- II. Mục đích và cách chuẩn bị nội dung
- III. Cấu trúc giới thiệu bản thân hiệu quả
- IV. Mẹo giới thiệu bản thân ấn tượng
- V. Lỗi sai cần tránh về giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
I. Những khó khăn thường gặp khi giới thiệu bản thân
Trong quá trình phỏng vấn, có rất nhiều người gặp khó khăn khi phải giới thiệu bản thân. Điều này có thể do bối rối, lo lắng hay đơn giản là không biết nêu những thông tin gì. Dưới đây là một số khó khăn thường gặp mà hầu hết các ứng viên gặp phải trong cách giới thiệu bản thân:
Bối rối, lo lắng khi giới thiệu bản thân
Đa phần các ứng viên sẽ cảm thấy bối rối hay lo lắng khi phải giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn. Điều này là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu không được kiểm soát tốt, nó có thể khiến bạn tự đánh mất cơ hội để thuyết phục nhà tuyển dụng. Thêm vào đó, sự mất bình tĩnh và không kiểm soát được lời nói cũng sẽ làm cho câu trả lời của bạn trở nên không tự nhiên và không chuyên nghiệp.
Không biết nêu những thông tin gì cho hiệu quả
Đôi khi, các ứng viên có nhu cầu giới thiệu bản thân nhưng lại không biết nên nói gì để có được hiệu quả tốt nhất. Những thông tin lệch lạc hay đi quá tập trung vào một điều gì đó quá cũng khiến cách giới thiệu bản thân của bạn bạn trở nên nhán.
Giới thiệu quá dài dòng hoặc ngắn gọn
Một sai lầm phổ biến mà nhiều người khác gặp phải khi giới thiệu bản thân là quá dài dòng hoặc ngắn gọn. Nếu giới thiệu quá dài dòng, bạn có thể khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy mệt mỏi và không chú ý đến những điểm quan trọng. Trong khi đó, giới thiệu quá ngắn gọn cũng sẽ khiến cho bạn bị cho là thiếu năng lực và không đủ kinh nghiệm.
Do đó, ứng viên cần chuẩn bị nội dung kỹ lưỡng để tránh gặp những lỗi cơ bản cho việc giới thiệu bản thân – một khởi đầu cho buổi phỏng vấn thật tốt đẹp.
II. Mục đích và cách chuẩn bị nội dung
Trước khi đi vào cách giới thiệu bản thân hiệu quả, chúng ta cùng tìm hiểu mục đích của việc này và làm thế nào để chuẩn bị nội dung phù hợp.
Mục đích tạo ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng
Mục đích chính của việc giới thiệu bản thân là tạo được ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Ấn tượng này sẽ giúp bạn đặt dấu chấm hết cho câu chuyện của mình và khiến nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên nổi bật và có khả năng phù hợp với công việc.Chính vì thế, bạn cần nêu bật ý đồ và mục đích chính qua cách giới thiệu bản thân.
Chuẩn bị thông tin cá nhân, kinh nghiệm, kỹ năng
Để giới thiệu bản thân hiệu quả, bạn cần chuẩn bị trước các thông tin cơ bản về bản thân như tên tuổi, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc và những kỹ năng mà bạn có. Thông tin này sẽ giúp người nghe hiểu rõ hơn về các công ty của bạn trước đó và đồng thời đánh giá được khả năng của bạn trong công việc.
Lựa chọn nội dung phù hợp với vị trí ứng tuyển
Mỗi vị trí ứng tuyển sẽ yêu cầu những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau. Vì vậy, khi giới thiệu bản thân, bạn cần lựa chọn những thông tin phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển để thể hiện sự phù hợp của mình. Nếu bạn đang ứng tuyển cho vị trí kinh doanh, hãy giới thiệu những kỹ năng giao tiếp và đàm phán của mình. Còn nếu bạn ứng tuyển cho vị trí kĩ thuật, hãy tập trung vào những kinh nghiệm và kỹ năng kĩ thuật mà bạn có.
Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về cách giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn, dưới đây là hai bài mẫu giới thiệu bản thân cho những người mới ra trường và sinh viên mới ra trường:
A. Mẫu giới thiệu bản thân cho nhân sự chưa có kinh nghiệm.
“Xin chào, tôi là [tên của bạn]. Với bằng cấp …., trình độ học vấn… và khả năng làm việc cộng tác tốt với đồng nghiệp, tôi tin rằng mình có thể đóng góp vào sự thành công của công ty. Tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo về quản lý nhân sự tại Đại học XYZ.
Trong khoảng thời gian này, tôi đã có cơ hội rèn luyện các kỹ năng quản lý nhân sự và đã có kinh nghiệm thực tế thông qua các dự án và thực tập. Các dự án và kỳ thực tập của tôi tuy không lớn, nhưng nó mang tính thực tế và độ va chạm để làm tiền đề cho tôi khi đến với buổi phỏng vấn này. với mong muốn đến với công ty, tôi sẽ không ngừng nỗ lực học hỏi và đem lại giá trị của bản thân cho sự phát triển của công ty.”
B. Bài mẫu giới thiệu bản thân cho sinh viên mới ra trường
“Tôi rất vui khi được có cơ hội đến với quý công ty, tôi là [tên của bạn]. Tôi vừa mới tốt nghiệp từ Đại học XYZ với bằng cử nhân về Kinh doanh Quốc tế. Trong suốt quá trình học tập, tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức về quản lý kinh doanh và cũng có kinh nghiệm thực tế thông qua các dự án và hoạt động đoàn thể. Dặc biệt, tôi có thế mạnh trong việc quản lý, giám sát và lên kế hoạch để thực thi dự án tốt nhất.
Ngoài ra, tôi có khả năng làm việc nhóm tốt và kết nối các thành viên trong team. Trên tinh thần luôn cầu tiến và học hỏi các anh chị đã có kinh nghiệm, tôi luôn lắng nghe các ý kiến đóng góp và sửa đổi để hoàn thiện hơn.
III. Cấu trúc giới thiệu bản thân hiệu quả
Cấu trúc của một câu trả lời phỏng vấn giới thiệu bản thân
Để giới thiệu bản thân hiệu quả, bạn cần tạo được một câu trả lời ngắn gọn và tự tin. Dưới đây là cấu trúc của một câu trả lời phỏng vấn giới thiệu bản thân:
A. Tên – Tuổi – Bằng cấp
Bắt đầu câu trả lời bằng việc giới thiệu tên, tuổi và bằng cấp của bạn để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quát về bạn. Nếu bạn đã có thành tích tốt trong lĩnh vực tương đương với vị trí ứng tuyển, hãy khéo léo lồng ghép và nhắc đến sự nổi bật của bạn trong quá trình học.
B. Kinh nghiệm – Điểm mạnh
Tiếp theo, bạn đề cập đến những kinh nghiệm làm việc hoặc thực tập của bạn: Bạn đã có những kinh nghiệm cụ thể nào? Động lực nào để bạn có được? Làm sao bạn có thể vượt qua những khó khăn?. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, hãy dẫn dắt câu chuyện đến những hoạt động đoàn thể hay các dự án mà bạn đã tham gia trong quá trình học tập.
Chỉ nên tập trung vào những điểm mạnh của mình như kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm hay khả năng tổ chức để thể hiện sự phù hợp của mình với vị trí ứng tuyển.
C. Sở thích cá nhân
Cuối cùng, bạn có thể nói một chút về sở thích cá nhân của mình để tạo sự đa dạng và gây ấn tượng khác lạ với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn những sở thích phù hợp với bản thân, có liên quan đến công việc và không quá riêng tư.
Ví dụ cho giới thiệu bản thân hiệu quả
Một ví dụ cụ thể cho cách giới thiệu bản thân hiểu quả và không kém phần thu hút mà bạn có thể tham khảo như:
“Xin chào, tôi là [tên của bạn]. Tôi 22 tuổi và vừa mới tốt nghiệp Đại học XYZ với bằng cử nhân ngành Kinh doanh Quốc tế. Trong suốt quá trình học tập, tôi đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường đa quốc gia thông qua các dự án và thực tập tại công ty ABC. Tôi có khả năng làm việc nhóm tốt và luôn cố gắng hoàn thành công việc một cách chính xác và đúng hạn. Ngoài ra, tôi cũng có sở thích về du lịch và thể thao để giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc căng thẳng.”
Các lưu ý về mục giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Để giới thiệu bản thân một cách lôi cuốn và hấp dẫn, bạn cần lưu ý những điểm sau:
A. Ngắn gọn, rõ ràng
Một câu trả lời ngắn gọn và rõ ràng sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng. bạn nên tránh những câu trả lời quá dài và lan man vì sẽ khiến người đối diện mất hứng khi nghe.
B. Tập trung vào những điểm chính
Trong cách giới thiệu bản thân, tập trung vào những điểm mạnh và giá trị của bạn một cách phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện bản thân và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn cũng có thể kể một ví dụ điển hình, nhưng sau đó kết luận lại rằng qua câu chuyện đó bạn được cái gì, mất cái gì, và bài học kinh nghiệm nào được rút ra.
IV. Mẹo giới thiệu bản thân ấn tượng
Không phải ai cũng biết các mẹo và các tips để góp phần tránh khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu và không để lại nét đặc biệt, bạn có thể áp dụng những mẹo sau:
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực
Ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng rất quan trọng trong việc giới thiệu bản thân. Hãy giữ tư thế tự tin, cử chỉ tay và mắt linh hoạt và đừng quên cười thật tự nhiên.
Giọng nói tự tin, rõ ràng
Giọng nói tự tin và rõ ràng sẽ giúp bạn truyền đạt rõ ý và dẫn dắt rành mạch về bản thân. Nếu có thời gian, bạn luyện tập giọng nói của mình trước khi đi phỏng vấn để chắc chắn sự tự tin và không gây ảnh hưởng tiêu cực cho người đối diện.
Hơn nữa, bạn nên chú ý không nên nói các từ ngữ địa phương của bạn, nó sẽ gây cảm giác khó hiểu và không được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Đưa ra thông tin cụ thể khi nói về kinh nghiệm – điểm mạnh
Trong khi giới thiệu bản thân, hãy đưa ra những thông tin cụ thể và chính xác về kinh nghiệm và điểm mạnh của mình. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể hiểu và tin tưởng vào khả năng của bạn.
Kết thúc mạch lạc, mở ra các câu hỏi tiếp theo cho nhà tuyển dụng
Cuối cùng, bạn kết thúc câu trả lời một cách mạch lạc và mở ra các câu hỏi tiếp theo cho nhà tuyển dụng. Điều này sẽ cho thấy sự quan tâm và tư duy tích cực của bạn và có thể giúp bạn tạo được ấn tượng cuối cùng trong buổi phỏng vấn.
V. Lỗi sai cần tránh về giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Có một số lỗi sai thường gặp trong cách giới thiệu bản thân trong buổi phỏng vấn mà bạn cần tránh:
1. Giới thiệu quá dài, lan man
Trong quá trình giới thiệu bản thân, bạn nên tập trung vào những điểm chính và tránh nói quá dài và lan man. Điều này sẽ làm cho người đối diện mất hứng và không để lại ấn tượng tốt với bạn.
Tuy nhiên, bạn có thể trả lời dài đối với trường hợp như nhà tuyển dụng mong muốn biết thêm qua các cử chi như im lặng hay đưa ra ngỏ ý.
2. Nói ngập ngừng, thiếu tự tin
Việc nói ngập ngừng hoặc thiếu tự tin khi giới thiệu bản thân có thể gây ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Hãy luyện tập trước khi đi phỏng vấn để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.
Với trường hợp này, bạn nên dành thười gian luyện tập trước gương để kiểm soát gương mặt, cử chỉ, và lười nói của bạn sao cho tự nhiên nhất có thể.
3. Chỉ kể thành tích mà không nêu kỹ năng, mục tiêu
Khi giới thiệu bản thân, ngoài các thành tích và những kĩ năng, mục tiêu trong công việc cũng phải đưa vào. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng cho rằng ý chí và ước mơ của bạn sẽ là tiền đề để giúp bạn cố gắng nhiều hơn thế.
4. Giới thiệu không liên quan đến vị trí ứng tuyển
Nếu bạn giới thiệu những điều không liên quan đến vị trí ứng tuyển, nhà tuyển dụng có thể cảm thấy bạn không phù hợp với công việc và bỏ qua bạn. Do đó, bạn cần chắc chắn mình không lạc qua một vị trí khác hay kể về câu chuyện ngoài lề không liên quan.
Cách giới thiệu bản thân tạo dấu ấn là rất quan trọng trong buổi phỏng vấn, bởi vì nó sẽ là yếu tố đầu tiên để nhà tuyển dụng đánh giá qua con người của bạn. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và tập trung vào những điểm mạnh và phù hợp với vị trí ứng tuyển để tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức và kỹ năng để giới thiệu bản thân trong các buổi phỏng vấn một cách thành công. Chúc bạn may mắn!