Chi tiết bảng lương giáo viên tiểu học công lập và tư thục mới nhất

Lương giáo viên tiểu học 2023 được tính như thế nào, tối thiểu là bao nhiêu? Có được phụ cấp thêm hay không? Tất cả sẽ được Vieclamgiaoduc giải đáp một cách chi tiết, cụ thể nhất ngay trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!

luong giao vien tieu hoc-min

Chi tiết bảng lương giáo viên tiểu học công lập và tư thục mới nhất – Nguồn ảnh: Pxhere

Mã số, hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Mã số và hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên tiểu học được quy định theo nguyên tắc của hệ thống quản lý nhân sự trong ngành giáo dục. Dưới đây là các mã số và hạng chức danh nghề nghiệp cụ thể:

Hạng chức danh Mã số
Giáo viên tiểu học hạng III V.07.03.29
Giáo viên tiểu học hạng II V.07.03.28
Giáo viên tiểu học hạng I V.07.03.27

 

Bảng lương giáo viên tiểu học năm 2023 tối thiểu là bao nhiêu?

Bảng lương giáo viên tiểu học được phân thành 2 loại lớn, một là dạy ở trường công lập và hai là dạy ở trường tư. Dưới đây là chi tiết bảng lương mà thầy cô có thể tham khảo.

Icon

Công việc nổi bật

Bảng lương giáo viên tiểu học công lập từ ngày 01/7/2023

Bảng lương của giáo viên tiểu học được xác định theo vị trí công việc, chức danh nghề nghiệp, và mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng, bắt đầu từ ngày 01/7/2023. Ngoài ra, bảng lương này còn bao gồm các khoản phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi, và các khoản Bảo hiểm xã hội.

Bậc 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Lương Giáo viên tiểu học hạng III (Viên chức A1, hệ số lương từ 2,34 đến 4,98)

Hệ số lương 2.34 2.67 3 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
Lương 4,212,000 4,806,000 5,400,000 5,994,000 6,588,000 7,182,000 7,776,000 8,370,000 8,964,000
PCTN 5% 0 0 324,000 539,460 790,560 1,077,300 1,399,680 1,757,700 2,061,720
PCƯĐ 35% 1,474,200 1,682,100 1,890,000 2,097,900 2,305,800 2,513,700 2,721,600 2,929,500 3,137,400
BHXH 10,5% 442,260 504,630 601,020 686,013 774,749 867,227 963,446 1,063,409 1,157,701
Thực nhận 5.243.940 5.983.470 7.012.980 7.945.347 8.909.611 9.905.773 10.933.834 11.993.791 13.005.419

Lương giáo viên tiểu học hạng II (Viên chức A2.2, hệ số lương từ 4,0 đến 6,38)

Hệ số lương 4 4.34 4.68 5.02 5.36 5.7 6.04 6.38  
Lương 7,200,000 7,812,000 8,424,000 9,036,000 9,648,000 10,260,000 10,872,000 11,484,000  
PCTN 5% 0 0 505,440 813,240 1,157,760 1,539,000 1,956,960 2,411,640  
PCƯĐ 35% 2,520,000 2,734,200 2,948,400 3,162,600 3,376,800 3,591,000 3,805,200 4,019,400  
BHXH 10,5% 756,000 820,260 937,591 1,034,170 1,134,605 1,238,895 1,347,041 1,459,042  
Thực nhận 8,964,000 9,725,940 10,940,249 11,977,670 13,047,955 14,151,105 15,287,119 16,455,998  

Lương giáo viên tiểu học hạng I (Viên chức A2.1, hệ số lương từ 4,4 đến 6,78)

Hệ số lương 4.4 4.74 5.08 5.42 5.76 6.1 6.44 6.78  
Lương 7,920,000 8,532,000 9,144,000 9,756,000 10,368,000 10,980,000 11,592,000 12,204,000  
PCTN 5% 0 0 548,640 878,040 1,244,160 1,647,000 2,086,560 2,562,840  
PCƯĐ 35% 2,772,000 2,986,200 3,200,400 3,414,600 3,628,800 3,843,000 4,057,200 4,271,400  
BHXH 10,5% 831,600 895,860 1,017,727 1,116,574 1,219,277 1,325,835 1,436,249 1,550,518  
Thực nhận 9,860,400 10,622,340 11,875,313 12,932,066 14,021,683 15,144,165 16,299,511 17,487,722  

Ghi chú:

  • PCTN: Phụ cấp thâm niên được áp dụng cho giáo viên tiểu học công tác từ năm thứ 5 trở đi. Phụ cấp này được tính bằng 5% mức lương hiện hưởng từ năm thứ 5, và mỗi năm sau đó tăng thêm 1% vào mức lương hiện hưởng.
  • PCƯĐ: Phụ cấp ưu đãi, chiếm 35% mức lương.
  • BHXH: Mức trừ để đóng Bảo hiểm xã hội, bằng 10,5% mức lương đã tính, kèm theo việc tính gộp thêm phụ cấp thâm niên.

Mức lương thực nhận của giáo viên tiểu học theo bảng trên chưa tính các khoản phụ cấp và phí khác như: phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực, phí công đoàn… Mức thực nhận có thể cao hơn nữa do giáo viên có thể được hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp chức vụ,… tùy thuộc vào số năm công tác và chức vụ.

Bảng lương giáo viên tiểu học từ ngày 01/7/2023 với đơn vị ngoài công lập (tư nhân)

Bảng lương giáo viên tiểu học có hiệu lực từ ngày 01/7/2023, khi làm việc trong các đơn vị ngoài công lập (tư nhân), được xác định thông qua thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng mức lương này không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng được quy định theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau

Vùng Mức lương tối thiểu tháng (đồng/tháng) Mức lương tối thiểu giờ (đồng/giờ)
Vùng I 4.680.000 22.500
Vùng II 4.160.000 20.000
Vùng III 3.640.000 17.500
Vùng IV 3.250.000 15.600

 

Một số lưu ý về lương giáo viên tiểu học

Bảng lương mới áp dụng cho giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở các trường tiểu học, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt công lập và các cơ sở giáo dục khác có giảng dạy theo chương trình GD tiểu học.

Giáo viên tiểu học hạng II, hạng III (theo quy định cũ) nếu đạt chuẩn vẫn giữ nguyên xếp là Giáo viên tiểu học hạng II, hạng III. Khi chuyển từ hạng II cũ sang hạng II mới, mức lương được chuyển từ viên chức loại A1 (2,34) sang A2.2 (4,0).

Giáo viên hạng II cũ, khi được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (theo quy định mới) trong quá trình thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, sẽ có mức lương tăng.

Giáo viên hạng IV (cũ) nếu đạt chuẩn theo quy định mới sẽ được bổ nhiệm thành giáo viên tiểu học hạng III (mới) và mức lương sẽ được tăng.

Đối với giáo viên có trình độ CĐSP nhưng hưởng lương hạng IV cũ (hệ số lương 2,06 – 4,06), sẽ tiếp tục hưởng lương theo hệ thống lương trung cấp, không chuyển sang hệ thống lương mới.

Giáo viên tuyển dụng từ ngày 20/3/2021 có trình độ đại học sẽ được bổ nhiệm lương giáo viên tiểu học hạng III mới với hệ số lương là 2,34.

Giáo viên chưa đạt tiêu chuẩn của hạng tương ứng (trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng) sẽ tiếp tục giữ nguyên hạng, mã số và hệ số lương theo Thông tư liên tịch số 20, 21, 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV mà không bị bổ nhiệm hạng thấp hơn liền kề. Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, giáo viên sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng mà không cần thi hoặc xét thăng hạng.

Tiêu chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học 2023

Dựa trên quy định của Chương II Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, được điều chỉnh bởi Điều 2 của Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, từ ngày 30/5/2023, đặt ra tiêu chuẩn về trình độ đào tạo cho giáo viên tiểu học công lập 3 hạng (hạng I, II, II) là như nhau, cụ thể:

  • Yêu cầu có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành giáo viên tiểu học.
  • Trong trường hợp môn học không đủ giáo viên có bằng cử nhân tiểu học, cần chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học theo chương trình của BGD&ĐT và bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp.
  • Phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học (theo hạng I, II, III).

Giáo viên tiểu học đáp ứng điều kiện gì để được thăng hạng?

Điều kiện thăng hạng giáo viên tiểu học từ hạng I lên hạng II:

Viên chức tham gia kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc đạt tương đương ít nhất 09 (chín) năm (không tính thời gian tập sự), tính đến ngày kết thúc hạn nộp hồ sơ xét thăng hạn hoặc đăng ký dự thi.

Điều kiện thăng hạn giáo viên tiểu học từ hạng II lên hạng III:

Viên chức tham gia kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) hoặc đạt tương đương ít nhất 06 (sáu) năm, tính đến ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ xét thăng hạng hoặc đăng ký dự thi.

Các loại phụ cấp được hưởng của GV tiểu học

Tuỳ vào mỗi trường hợp mà giáo viên tiểu học sẽ nhận được thêm phụ cấp sau:

Mức 35%: Áp dụng cho những nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường tiểu học tại đồng bằng, thành phố, thị xã.

Mức 50%: Dành cho những nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường tiểu học tại miền núi, hải đảo, vùng sâu, và vùng xa.
Việc xác định các khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa sẽ được thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc và dựa trên đặc điểm cụ thể của từng địa phương, được hướng dẫn bởi Uỷ ban nhân dân tỉnh sau khi có sự thống nhất của Liên Bộ.

Mức đóng các loại bảo hiểm của giáo viên tiểu học

Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017, mỗi tháng, giáo viên sẽ thực hiện đóng bảo hiểm với tỷ lệ là 10,5% của mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ đóng hàng tháng cho từng loại bảo hiểm được quy định cụ thể như sau:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc: 8%
  • Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
  • Bảo hiểm y tế: 1,5%

Một số quy định khác về giáo viên tiểu học

Để hiểu rõ hơn về lương giáo viên tiểu học, bạn có thể tham khảo một số thông tin khác có liên quan, cụ thể như sau:

Có bằng cử nhân văn học thì có làm giáo viên tiểu học được không

Theo quy định của Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT, những người muốn trở thành giáo viên tiểu học cần có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp, bao gồm Công nghệ, m nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Tin học và Ngoại ngữ. Do đó, nếu chỉ có bằng cử nhân văn học mà không thuộc các chuyên ngành được liệt kê, bạn không nằm trong đối tượng được hướng dẫn tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên tiểu học.

Giáo viên tiểu học dạy bao nhiêu tiết/tuần?

Theo định mức, giáo viên tiểu học được giao dạy 23 tiết mỗi tuần. Tuy nhiên, nếu đảm nhận thêm nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, mỗi tuần giáo viên sẽ đã được giảm 3 tiết, tức chỉ còn 20 tiết dạy/tuần.

Chỉ có bằng cao đẳng sư phạm có làm giáo viên tiểu học được không?

Theo quy định, để trở thành:

  • Giáo viên tiểu học hạng I: Yêu cầu phải có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy, hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên.
  • Giáo viên tiểu học hạng II và hạng III: Yêu cầu phải có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.

Vì vậy, nếu chỉ có bằng cao đẳng sư phạm, bạn sẽ không đủ điều kiện để trở thành giáo viên tiểu học công lập theo các quy định hiện hành.

Giáo viên tiểu học nghỉ phép được bao nhiêu ngày? Những ngày nghỉ có được tính lương hay không?

Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019, giáo viên tiểu học được nghỉ phép tối đa 3 ngày trong 1 lần nghỉ phép. Tuỳ vào từng trường hợp, số ngày nghỉ sẽ điều chỉnh khác nhau, cụ thể như sau:

  • Khi kết hôn: được nghỉ 03 ngày.
  • Khi có con đẻ, con nuôi sau kết hôn: được nghỉ 01 ngày.
  • Khi có sự mất mát trong gia đình như cha, mẹ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con chết: được nghỉ 03 ngày.

Các ngày nghỉ phép nêu trên giáo viên sẽ hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Ngoài ra, Bộ Luật Lao động cũng quy định về thời gian nghỉ hè hằng năm (02 tháng), nghỉ tết âm lịch, và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ trưởng BGD&ĐT.

Tuy nhiên, việc bố trí thời gian nghỉ phép cụ thể sẽ phụ thuộc vào kế hoạch năm học, quy mô, và điều kiện cụ thể của từng trường, do Hiệu trưởng quyết định một cách hợp lý theo đúng quy định.

Trên đây là tổng hợp các thông tin cần lưu ý khi quan tâm đến vấn đề lương giáo viên tiểu học. Hy vọng với những chia sẻ trên, Vieclamgiaoduc đã phần nào giúp thầy cô dạy bậc học này nắm rõ được cách tính lương, các khoản phụ cấp kèm theo,… Đừng quên đăng ký và theo dõi những bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thông tin về lương nếu có thay đổi mới nhất nhé!

Đánh giá bài viết này

Tác giả

Viết một bình luận