Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên là gì? Tổng quan về chương trình đào tạo

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên không chỉ là sự chứng nhận về kiến thức chuyên môn mà còn là hành trang quan trọng giúp giảng viên nắm vững kỹ năng giảng dạy ở môi trường đại học, cao đẳng. Để hiểu rõ hơn chương trình đào tạo, thời gian cũng như chi phí hoàn thành khoá học, mời bạn đọc cùng Vieclamgiaoduc theo dõi thông tin chi tiết ngay trong bài viết dưới đây!

chung chi nghiep vu giang vien-min

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên là gì? Tổng quan về chương trình đào tạo – Nguồn ảnh: Pexels

Chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm cho giảng viên là gì

Chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm cho giảng viên cao đẳng, đại học là một văn bằng xác nhận rằng cá nhân đã hoàn thành chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên. Đây là minh chứng quan trọng của những người không có chuyên ngành sư phạm nhưng mong muốn trở thành giảng viên tại các trường Cao đẳng và Đại học.

Các đối tượng nên học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

Các đối tượng nên học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng là:

  • Các cá nhân đã hoàn thành bậc đào tạo đại học trở lên và mong muốn trở thành giáo viên ở các trường đại học hoặc cao đẳng.
  • Những người đang công tác làm giảng viên ở các học viện, trường đại học, hoặc cao đẳng mà chưa có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ sư phạm.
  • Các chuyên gia đang làm việc tại các tổ chức nghiên cứu, cơ quan quản lý công quốc gia, doanh nghiệp hay đơn vị sản xuất có trình độ từ đại học trở lên, và muốn tham gia giảng dạy như giảng viên mời tại các trường đại học hoặc cao đẳng.
  • Sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường đại học, có phẩm chất tốt và có ước mơ trở thành giáo viên ở các trường đại học hoặc cao đẳng.
Icon

Công việc nổi bật

Tổng quan về chương trình đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

  • Về nội dung khóa học:

Theo quyết định số 61/2007/QĐ-BGDĐT, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên đại học sẽ bao gồm 2 phần:

        Một, Nội dung khối kiến thức bắt buộc tối thiểu (15 tín)

STT

Nội dung bồi dưỡng Số tín chỉ Lý thuyết Thảo luận, thực hành Tự học

1

Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam 1 10 10 30

2

Tâm lý học dạy học đại học 1 10 10

30

3 Lí luận dạy học đại học 3 30 30

90

4

Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo Đại học 2 15 30

60

5

Đánh giá trong giáo dục đại học 2 15 30 60

6

Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học đại học 1 10 10

30

7

Tâm lý học đại học 2 15 30 60

8

Giáo dục học đại cương 3 30 30

90

Tổng cộng

15 135 180

450

        Hai, Nội dung khối kiến thức tự chọn (5 tín)

STT

Nội dung bồi dưỡng Số tín chỉ Lý thuyết Thảo luận, thực hành

Tự học

1

Phương pháp NCKH 2 10 10 10
2 Kỹ năng dạy học đại học 2 10 10

10

3

Thực tập sư phạm 3 15 20 10

4

Nâng cao chất lượng tự học 3 15 20

10

5

Sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học chuyên ngành  2 10 10

10

6 Giao tiếp sư phạm 2 10 10

10

  • Về thời gian học:

Để có được chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, học viên cần đảm bảo hoàn thành khóa học trong khoảng 2 tháng. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đã nêu trên, những ai đạt yêu cầu sẽ được trường Đại học sư phạm Huế, Học viện Quản lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, Đại học Quốc gia HN cấp chứng chỉ theo đúng quy định của BGDĐT.

Danh sách: Tin tuyển dụng việc làm Giảng Viên Đại Học

Chi phí học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

Chi phí để học thi lấy bằng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên sẽ rơi vào khoảng 2.500.000 – 3.000.000 VNĐ/ học viên/ khoá học. Trong đó, số tiền này đã bao gồm lệ phí thi, học phí toàn khóa học và lệ phí cấp chứng chỉ.

Các hình thức học

Học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên hiện nay có đa dạng hình thức cho học viên chọn lựa, bạn có thể chọn 1 trong 2 cách sau đây:

Trực tiếp: Học viên sẽ tham gia các buổi học tại một địa điểm cụ thể, có thể là trường học hoặc trung tâm đào tạo.

  • Ưu điểm: Học viên có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với giáo viên, dễ dàng thảo luận và trao đổi cũng như nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ thầy cô.
  • Nhược điểm: Đôi khi sẽ gặp khó khăn về thời gian và địa điểm, đặc biệt là nếu học viên là người có lịch trình bận rộn.

Online: Bạn sẽ tham gia các khóa học qua internet, sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động của mình.

  • Ưu điểm: Linh hoạt về thời gian và địa điểm, giúp học viên tự quản lý thời gian học.
  • Nhược điểm: Đòi hỏi học viên phải có ý thức tự học cao, khó nhận được sự hỗ trợ hay việc trao đổi, thảo luận sẽ khó khăn hơn so với học trực tiếp.

Giảng viên có bắt buộc cần chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đại học?

Theo quy định tại Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không có yêu cầu cụ thể bắt buộc đối với giảng viên đại học công lập phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đại học.

Trên đây là toàn bộ những giải đáp về khoá học, thời gian hoàn thành cũng như chi phí để thi lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Vieclamgiaoduc mến chúc bạn đọc sớm có chứng chỉ để có thể thực hiện được sứ mệnh cao cả của mình. Và đừng quên theo dõi thêm những bài viết khác để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác bạn nhé!

Đánh giá bài viết này

Tác giả

Viết một bình luận