Trong quá trình tìm kiếm việc làm, Kỹ năng trả lời phỏng vấn là một bước không thể thiếu để chứng tỏ năng lực và độc lập của bản thân. Tuy nhiên, nhiều người có xu hướng gặp khó khăn khi phải đối diện trực tiếp với nhà tuyển dụng, do đó không thể trình bày những điểm mạnh của mình một cách tốt nhất. Bài viết này sẽ từ Việc Làm Giáo Dục giúp bạn hiểu rõ những khó khăn thường gặp và cung cấp cho bạn những kinh nghiệm trả lời phỏng vấn hiệu quả.
Kinh nghiệm và chiến lược để trả lời phỏng vấn với 16 bí quyết cực đỉnh – Nguồn ảnh: Pexels
Nội Dung Bài Viết
I. Những khó khăn thường gặp khi trả lời phỏng vấn
Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn chu đáo chiếm gần như một nửa tỉ lệ trúng tuyển của các ứng viên trong buổi đầu gặp mặt. Bên cạnh đó, bạn cần phải tìm hiểu kỹ những khó khăn mà thường gặp như:
1. Thiếu tự tin, lo lắng khi phỏng vấn
Đa phần các ứng viên đều có cảm giác lo lắng và bị áp lực khi phải trả lời những câu hỏi từ nhà tuyển dụng, đặc biệt là khi đó là công việc mà họ mong muốn. Sự lo lắng này thường dẫn đến việc trả lời không tự nhiên và không có tính chuyên nghiệp, khiến cho ứng viên bị đánh giá thấp.
Với một chiếc CV xịn xò cũng không thể cứu bạn bởi nhà tuyển dụng đánh giá không cao với lỗi này khi phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy, nếu bạn đã vượt qua hàng trăm chiếc CV để vào vòng tiếp theo, hãy chuẩn bị cho thật kỹ lưỡng nhé!
2. Không biết cách trả lời ngắn gọn, dễ hiểu
Một khó khăn khác khi tham gia phỏng vấn là không biết cách trả lời một cách ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ thông tin. Hầu hết các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn đều có tính tương tự nhau, chỉ khác nhau về nội dung và chi tiết. Do đó, việc trả lời một cách ngắn gọn và dễ hiểu sẽ giúp ứng viên giữ được sự tập trung và chuyên nghiệp trong suốt quá trình phỏng vấn.
Công việc nổi bật
3. Khó đưa ra ví dụ cụ thể hay kinh nghiệm đã qua để minh họa
Mặc dù bạn đã trải qua những việc làm liên quan đến vị trí ứng tuyển trước đó, nhưng cách diễn đạt của bạn yếu và không thể lột tả hết để mô tả cho nhà tuyển dụng nắm rõ. Nó cũng là một khó khăn khi các ứng viên không thể nào nhớ hết tất cả những kinh nghiệm đã có trong quá trình làm việc và sẵn sàng trình bày chúng trong cuộc phỏng vấn.
4. Bị động trước các câu hỏi khó
Cuộc phỏng vấn cũng thường có những câu hỏi khó hoặc không được chuẩn bị trước. Việc bị đánh giá theo những câu trả lời không hoàn hảo này có thể làm cho ứng viên mất tự tin và không thể tập trung để trả lời các câu hỏi tiếp theo một cách hiệu quả.
Trong một vài trường hợp, nếu bạn muốn biết chính xác câu hỏi của tuyển dụng hơn, bạn có thể mạnh dạn đặt câu hỏi ngược lại để gia tăng thêm thời gian suy nghĩ, đó cũng là một Chiến lược phỏng vấn thành công.
II. Cách chuẩn bị trước khi phỏng vấn
Sau khi đã nắm rõ những khó khăn trên và góp phần cuộc phỏng vấn thành công, có một số Gợi ý trả lời phỏng vấn
chuẩn bị cần thiết sau đây:
1. Nghiên cứu các câu hỏi phỏng vấn thường gặp
Thông thường, các nhà tuyển dụng sử dụng những câu hỏi cơ bản và đã được chuẩn bị sẵn trước để kiểm tra năng lực của ứng viên. Chính vì thế, việc nghiên cứu và chuẩn bị trước những câu hỏi này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình trả lời phỏng vấn. Bạn có thể tìm kiếm các bài viết hoặc video trực tuyến để đọc và nghiên cứu các câu hỏi phỏng vấn thường gặp.
Tổng hợp: 22 câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp nhất và cách trả lời
2. Xây dựng cấu trúc trả lời rõ ràng, mạch lạc
Bài văn nói cũng như một bài văn viết, đều cũng phải có cấu trúc, cốt chuyện rõ ràng thì mới truyền đạt đến người nghe một cách trọn vẹn nhất. Điều này sẽ giúp bạn tổ chức ý tưởng và trình bày thông tin logic và dễ hiểu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số từ khoá hoặc câu chủ đề để hỗ trợ cho cấu trúc của câu trả lời.
3. Chuẩn bị câu trả lời và ví dụ cụ thể cho từng câu hỏi
Việc chuẩn bị trước câu trả lời cũng là Bí quyết tự tin phỏng vấn và ví dụ cụ thể cho từng câu hỏi sẽ giúp bạn trả lời một cách tự tin và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng câu trả lời và ví dụ này không nên được thuộc lòng mà hãy giữ cho chúng có tính linh hoạt để phù hợp với từng câu hỏi cụ thể trong cuộc phỏng vấn.
Một lời khuyên chân thành, bạn nên nảy ra trong đầu những ý tưởng hay chủ đề sẵn có để từ đó có thể khai thác triệt để, tùy vào mỗi tình huống riêng biệt mà ứng xử.
4. Luyện tập phỏng vấn
Một bước quan trọng trong việc Làm chủ cuộc phỏng vấn xin việc là luyện tập trước. Bạn có thể nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè hoặc người thân của mình đóng vai nhà tuyển dụng và tham gia vào cuộc phỏng vấn. Nếu cần thiết, hãy giả lập nghiêm túc để tập trung và tự tin hơn khi thực sự tham gia vào cuộc phỏng vấn.
III. Mẹo trả lời phỏng vấn thông minh, ấn tượng
Ngoài sự chuẩn bị kỹ càng, để có một cuộc phỏng vấn thành công và hiệu quả, có một số mẹo trả lời phỏng vấn sau đây mà bạn cần nắm rõ:
1. Trả lời ngắn gọn, rõ ràng, đúng trọng tâm câu hỏi
Để tránh việc trả lời lan man và mơ hồ, bạn cần trả lời ngắn gọn và rõ ràng. Tập trung vào trọng tâm của câu hỏi và không nên đi vào chi tiết không liên quan. Nếu cần thiết, bạn có thể yêu cầu nhà tuyển dụng giải thích thêm nếu muốn hiểu rõ hơn về câu hỏi để Trả lời phỏng vấn hiệu quả.
2. Sử dụng kinh nghiệm thực tế nếu có để minh họa
Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc trước đây liên quan đến câu hỏi được đặt ra, sử dụng chúng để minh họa cho câu trả lời của mình. Ví dụ cụ thể và các kinh nghiệm thực tế sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về khả năng và năng lực của bạn.
3. Đặt câu hỏi phản biện để thể hiện sự tự tin
Việc đặt câu hỏi phản biện là một cách hiệu quả để thể hiện sự tự tin và khả năng suy luận của bản thân. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên đặt câu hỏi quá nhiều trong một câu trả lời và cần phải chắc chắn rằng câu hỏi của bạn có tính thẩm mỹ và liên quan đến câu hỏi ban đầu.
Đặc biệt, phản biện mang một tính chất đưa quan điểm cá nhân vào trong câu hỏi. Từ đó, có thể cho nhà tuyển dụng thấy tư duy của bạn, tránh trường hợp cãi nhau tay đôi ở cả 2 bên cũng như có một buổi Phỏng vấn xin việc thành công.
4. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực, giao tiếp bằng mắt
Một trong những Kỹ thuật trả lời phỏng vấn cực kỳ hiệu quả là bạn cần phải sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực, biểu lộ sự quan tâm và chứng tỏ sự tự tin bằng cách giữ liên lạc mắt với nhà tuyển dụng. Đôi khi, bạn cũng nên nở một nụ cười để cho thấy thái độ lạc quan và tích cực trong bản thân bạn. Điều này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt và gây thiện cảm đối với nhà tuyển dụng.
IV. Những lỗi cần tránh trong phỏng vấn
Để tránh những sai lầm khi tham gia phỏng vấn và để lại một sự tiếc nuối không đáng có, có một số lỗi bạn cần phải tránh:
1. Trả lời lan man, mơ hồ, thiếu tập trung
Trong quá trình phỏng vấn, việc trả lời lan man, mơ hồ hay không tập trung vào câu hỏi sẽ làm mất điểm của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Có thể, bạn lan man một chút nhưng biết điểm dừng của câu chuyện và quay lại câu hỏi ban đầu mà nhà tuyển dụng đặc ra. Vì vậy, hãy tập trung và trả lời phỏng vấn một cách rõ ràng và tập trung vào câu hỏi được đặt ra.
2. Thiếu tự tin, ngập ngừng khi trả lời
Những cử chỉ thiếu tự tin và ngập ngừng khi trả lời sẽ giúp nhà tuyển dụng có cảm giác rằng bạn không tự tin về khả năng của mình. Điều này nó thể hiện qua vẻ bề ngoài, cử chỉ và hành động của bạn khi bạn trả lời phỏng vấn. Để nói về bản thân, bạn còn không tin tưởng bản thân mình thì làm sao nhà tuyển dụng có thể tự tin giao vị trí ứng tuyển cho bạn.
3. Ít giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể tiêu cực
Người ta thường nói: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Do đó, giao tiếp bằng mắt và ngôn ngữ cơ thể là một phần quan trọng trong việc giao tiếp hiệu quả với nhà tuyển dụng. Sự nhiệt huyết, đam mê sẽ thể hiện qua cách mà bạn giao tiếp bộc lộ qua đôi mắt, cũng như sự khao khát có được vị trí đó như thế nào.
Nếu bạn ít giao tiếp bằng mắt hoặc có các cử chỉ tiêu cực, nhà tuyển dụng có thể có cảm giác không thoải mái và đánh giá bạn thấp.
4. Không chủ động, bị động trước câu hỏi khó
Trong các tình huống mà bạn không biết trả lời câu hỏi hoặc câu hỏi có tính chất khó, đừng để mình bị động. Hít một hơi thở thật sâu, điều chỉnh tư duy của mình và trả lời câu hỏi một cách chủ động và tự tin hơn.
V. Bí quyết xử lý tình huống phỏng vấn
Cuối cùng, để có thể Tự tin chinh phục phỏng vấn và đạt được cuộc phỏng vấn thành công, bạn cần phải biết cách xử lý tình huống phỏng vấn một cách thông minh và hiệu quả. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn trong việc này:
1. Giữ bình tĩnh, không hoảng loạn khi gặp câu hỏi khó
Nếu bạn gặp phải câu hỏi khó hoặc không biết cách trả lời, hãy giữ bình tĩnh và không hoảng loạn. Hoặc bạn có thể mỉm cười để lấy lại tinh thần và năng lượng, đồng thời cũng thể hiện sự mạnh dạn trước câu hỏi khó. Từ đó, bạn có thời gian tập trung hơn để nghĩ cách giải quyết và đưa ra câu trả lời chính xác.
2. Nhấn mạnh điểm mạnh để cân bằng điểm yếu
Trong trường hợp nhà tuyển dụng đặt ra các câu hỏi xoay quanh điểm yếu của bạn, bạn cũng nên thật thà nêu ra các điểm yếu và tìm cách nhấn mạnh vào điểm mạnh của mình để cân bằng lại. Nó không chỉ giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng mà còn đánh giá mức độ trung thực của bản thân bạn. Đó chính là tư duy đưa ra những cái mình còn thiếu sót và nhận định thế mạnh của mình mà từ đó cải thiện hơn.
3. Hỏi lại nhà tuyển dụng để làm rõ câu hỏi khi cần
Đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng không phải là điều không tốt, mà nó sẽ giúp cả 2 bên có thể thấu hiểu nhau hơn. Nếu bạn không hiểu rõ câu hỏi được đặt ra, đừng ngại hỏi lại nhà tuyển dụng để làm rõ câu hỏi. Nó cũng góp phần khiến câu trả lời phỏng vấn của bạn đúng trọng tâm câu hỏi.
4. Đưa câu trả lời về hướng tích cực nếu câu hỏi mang tính tiêu cực
Nếu câu hỏi được đặt ra có tính tiêu cực, hãy tìm cách đưa câu trả lời, giải pháp mang hướng tích cực và luôn gắng nhìn về phía trước thay vì đổ lỗi hay tìm điểm xấu của nó. Bởi một thái độ tiêu cực sẽ không tốt với môi trường làm việc để cùng nhau phát triển.
Trong cuộc phỏng vấn, việc trả lời câu hỏi một cách tự tin và chuyên nghiệp là rất quan trọng để có được vị trí công việc mong muốn. Vì vậy, hãy lưu ý những khó khăn thường gặp khi trả lời phỏng vấn và chuẩn bị kỹ càng trước khi tham gia vào cuộc phỏng vấn. Nếu áp dụng đúng những mẹo và bí quyết Kinh nghiệm trả lời phỏng vấn trên, chắc chắn bạn sẽ có một cuộc phỏng vấn thành công và đạt được mục tiêu của mình.