5 Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học cần biết khi ứng tuyển vào chức vụ này

Với vai trò quan trọng, nhiệm vụ của giáo viên tiểu học cần rõ ràng và được thực hiện đúng đắn để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho các em học sinh. Trong bài viết này, Vieclamgiaoduc.vn sẽ đưa ra 5 nhiệm vụ cơ bản của giáo viên tiểu học cần biết khi ứng tuyển vào chức vụ này.

nhiem vu cua giao vien tieu hoc-min

5 Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học cần biết khi ứng tuyển vào chức vụ này – Nguồn ảnh: Pxhere

I. Giáo viên tiểu học là ai?

Trước khi đi vào chi tiết về nhiệm vụ của giáo viên tiểu học, chúng ta cần hiểu rõ về định nghĩa và vai trò của họ trong xã hội. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên tiểu học là những người có trình độ đại học sư phạm hoặc trình độ cao hơn, được cấp chứng chỉ giáo dục tiểu học và có năng lực giảng dạy các môn học trong chương trình giáo dục tiểu học.

II. Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học

Tùy theo từng cấp hạng của giáo viên tiểu học mà trách nhiệm sẽ được nâng lên và nhiệm vụ cũng nhiều hơn. Cùng Vieclamgiaoduc tìm hiểu kỹ hơn qua các hạng bên dưới:

1. Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục tiểu học

Để nói đến công việc của giáo viên tiểu học thì có nhiều, nhưng các giáo viên cần nắm các nhiệm vụ trọng tâm để đặt mức độ ưu tiên lên hàng đầu để làm việc hiệu suất hơn. Một số nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục tiểu học đó là:

  • Xây dựng nề nếp, tác phong, kỷ cương, và hiệu quả trong các hoạt động giáo dục.
  • Hướng học sinh trở thành công dân tốt, có ích với gia đình và xã hội
  • Tăng cường quyền tự chủ, nhiệm vụ của giáo viên tiểu học trong các cấp quản lý và nhà trường.
  • Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về chuyên môn và các kỹ năng mềm cần thiết.

2. Nhiệm vụ giáo viên tiểu học hạng I – Mã số: V.07.03.27

Đầu tiên, đối với các giáo viên tiểu học hạng I có mã số V.07.03.27 có nhiệm vụ:

  • Xây dựng chương trình dạy học, chủ trì các hoạt động bồi dưỡng chuyên từng bộ môn từ cấp huyện trở lên.
  • Biên soạn các tài liệu bồi dưỡng giáo viên, học sinh tiểu học.
  • Làm giám khảo các hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, hay tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi cấp huyện trở lên.

3. Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng II – Mã số V.07.03.07

Giáo viên tiểu học hạng II có mã số V.07.03.07 có nhiệm vụ:

  • Tham gia đánh giá, thực hiện công tác kiểm tra chuyên môn của các giáo viên tiểu học từ cấp huyện trở lên.
  • Tổ chức các hội thi các môn học các khối cấp trường, huyện và cấp tỉnh.
  • Tham gia xây dựng, sáng tạo và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp huyện trở lên.
  • Biên tập các chương trình dạy học trên lớp và bồi dưỡng học sinh giỏi.

4. Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III – Mã số V.07.03.08

Giáo viên tiểu học hạng III có mã số V.07.03.08 có nhiệm vụ:

  • Thử nghiệm các mô hình, phương pháp dạy học mới và báo cáo kết quả tại các lớp bồi dưỡng.
  • Thanh tra các lớp học bộ môn, nghiệp vụ các giáo viên tiểu học
  • Tham gia làm ban giám khảo cuộc thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi và tổng phụ trách Đội giỏi.
  • Xét duyệt các ý tưởng, đề tài nghiên cứu khoa học sư và ứng dụng của nó trong ngành giáo dục.

5. Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng IV – Mã số V.07.03.09

Cuối cùng, giáo viên tiểu học hạng IV có mã số V.07.03.09 có nhiệm vụ:

  • Giảng dạy và bồi dưỡng năng khiếu của học sinh theo từng môn học
  • Thực hiện phương pháp giảng dạy mới để phát huy tính tự chủ, tự học của học sinh
  • Vận dụng các ý tưởng sáng tạo từ đề tài nghiên cứu vào thwucj tế giảng dạy.
  • Đào tạo các hoạt động giáo dục, tâm lý qua học sinh của Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
  • Phân công các giáo viên kiểm tra và đánh giá chất lượng các buổi học. Các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công
Icon

Công việc nổi bật

III. Vị trí và vai trò của giáo viên tiểu học

Giáo viên tiểu học có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước, đảm nhận trách nhiệm giáo dục, chăm sóc và giáo dục các em học sinh từ 6 đến 11 tuổi. Ngoài ra, họ còn theo dõi tình hình, chăm sóc và dạy dỗ các em học sinh trở thành người tốt, trở thành con ngoan – trò giỏi.

Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên tiểu học không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà còn là người đóng vai trò như một người cha/mẹ thứ hai của các em học sinh.

IV. Công việc hằng ngày của giáo viên tiểu học

Công việc của giáo viên tiểu học được chia làm 4 loại: công việc chung, công việc giáo viên tiểu học (cốt cán), công việc giáo viên tiểu học (chủ nhiệm) và Tổng phụ trách Đội. Các nhiệm vụ này được thực hiện hàng ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho các em học sinh.

Công việc chung

Với các công việc hằng ngày của giáo viên tiểu học, thường sẽ xoay quanh các vấn đề về kỹ năng giảng dạy và học sinh như:

  • Đứng lớp, thực hiện theo chương trình và kế hoạch giáo dục để đảm bảo chuyên môn và chất lượng cho học sinh.
  • Luôn luôn cập nhật các thay đổi của Bộ Giáo Dục để chuẩn bị, tổ chức dạy học cùng các hoạt động chuyên môn.
  • Tạo dựng mối quan hệ gắn kết với cha mẹ học sinh, giúp học sinh chủ động và sáng tạo.
  • Bảo vệ các lợi ích và quyền lợi của học sinh, giúp đỡ đồng nghiệp để từ đó làm một tấm gương tốt cho học sinh noi theo.

Công việc giáo viên tiểu học (cốt cán)

Nhiệm vụ và trách nhiệm cao cả hơn các giáo viên bộ môn, công việc giáo viên tiểu học (cốt cán) được hiểu như là trưởng một bộ môn của nhà trường, được hiểu trưởng và cơ quan quản lí đề cử có tinh thần cao:

  • Hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong giảng dạy, giáo dục và phát triển nghề nghiệp.
  • Điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của từng em học sinh.

Công việc giáo viên tiểu học (chủ nhiệm)

Được ví như người mẹ hiền thứ 2 của các em nhỏ, nhiệm vụ của giáo viên tiểu học (chủ nhiệm) bao quát cả giờ giấc sinh hoạt, điểm thi đua và chất lượng giáo dục của cả lớp, các công việc như:

  • Hướng dẫn cả lớp thi đua, rèn luyện với các phương pháp và tính kỷ luật rõ ràng.
  • Báo cáo tình hình học tập với cha mẹ học sinh, và của cả lớp với hiệu phó/hiệu trưởng trường.
  • Tổ chức các hoạt động giáo dục, phương pháp nhằm thúc đẩy sựu tiến bộ trong học tập của từng cá nhân nói riêng và của tập thể lớp nói chung.
  • Thực hiện các kế hoạch đã xây dựng của nhà trường và được hiệu trưởng phê duyệt

Tổng phụ trách Đội

Ngoài các nhiệm vụ trên, giáo viên tiểu học còn có thể được giao nhiệm vụ tổng phụ trách Đội. Trong vai trò này, giáo viên tiểu học sẽ đảm nhận các nhiệm vụ về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh như sau

  • Tổ chức và quản lý hoạt động của Đội trong trường.
  • Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động của Đội.
  • Giúp đỡ các em học sinh trong việc tham gia các hoạt động của Đội.

V. Quyền hạn của giáo viên tiểu học

Với nhiệm vụ của giáo viên tiểu học được nêu trên, họ còn có những quyền hạn trong các khuôn khổ sau đây:

  • Thực hiện các công việc liên quan đến chuyên môn cùng sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường
  • Được nhận các khỏa trợ cấp, phụ cấp, tiền lương và được bảo vệ nhân phẩm, danh dự của các giáo viên
  • Được tham gia định hướng và xây dựng kế hoạch giáo dục cho lớp học.
  • Tạo điều kiện để tham gia các đợt tập huấn, hội thảo dành cho giáo viên cốt cán; thi đua các hoạt động của mạng lưới giáo viên cốt cán cấp huyện, cấp tỉnh và toàn quốc.
  • Được tham dự các lớp bồi dưỡng, các hoạt động giáo dục, các hội nghị chuyên đề cũng như tham gia các hội đồng khen thưởng và kỷ luật học sinh đối với giáo viên chủ nhiệm.

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về vai trò và nhiệm vụ của giáo viên tiểu học. Giáo viên tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển những nền tảng kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của các em học sinh. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò và nhiệm vụ của giáo viên tiểu học.

Đánh giá bài viết này

Tác giả

Viết một bình luận