Kinh nghiệm luyện tập trả lời phỏng vấn để tự tin trước nhà tuyển dụng

Để vượt qua vòng phỏng vấn đầy thử thách, chuyên môn và profile tốt có thể vẫn chưa đủ để giúp bạn giao tiếp lưu loát khi đối diện trực tiếp với nhà tuyển dụng. Ứng viên cần trang bị cho mình các kỹ năng cũng cách nói chuyện thuyết phục trong buổi phỏng vấn. Chính vì thế, Vieclamgiaoduc sẽ cùng tìm hiểu các bí quyết luyện tập trả lời phỏng vấn hiệu quả ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

ky nang luyen tap khi di phong van

Kinh nghiệm luyện tập trả lời phỏng vấn để tự tin trước nhà tuyển dụng – Nguồn ảnh: pxhere

Nội Dung Bài Viết

I. Các công cụ giúp luyện tập trả lời phỏng vấn

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc tiếp cận với các công cụ sẽ giúp ích và tiết kiệm thời gian cho con người rất nhiều. Nhưng không phải ai cũng biết cách tận dụng và khai thác một cách hiệu quả nhất để giúp bạn có một lộ trình luyện tập trả lời phỏng vấn rõ ràng.

Các ứng dụng, website mô phỏng phỏng vấn

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng và website được thiết kế để giúp bạn có thể luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn một cách chuyên nghiệp. Những ứng dụng và website này thường có các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và giúp bạn có thể thu thập thông tin và ghi lại các câu trả lời phỏng vấn của mình.

Một số ứng dụng và website mô phỏng phỏng vấn nổi tiếng hiện nay như:

  • Spark Hire: Đây là một ứng dụng di động cho phép bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn bằng video và chia sẻ lại với người khác để nhận được phản hồi. Nền tảng này có tính năng phỏng vấn một chiều và đánh giá bài phỏng vấn sau khi kết thúc. Có phiên bản miễn phí và các gói với mức giá khác nhau.
  • Big Interview: Big Interview cung cấp hàng trăm câu hỏi phỏng vấn, mẫu và các kịch bản phỏng vấn khác nhau để bạn có thể luyện tập. Các câu hỏi đa dạng và phương thức diễn đạt khác nhau sẽ giúp bạn có nhiều vốn từ hơn.
  • Mock Questions: Website này tổng hợp các kiến thức, bộ tài liệu, cẩm nang các câu hỏi chung mà thường xuyên được nhà tuyển dụng sử dụng. Ngoài ra, nó có đưa ra các cuộc phỏng vấn giả định, thực thế mà ứng viên có thể rút ra bài học cho riêng mình.
  • Interview Pal: Đây là một ứng dụng cho phép bạn thu âm các câu trả lời của mình và sau đó chia sẻ với bạn bè hoặc nhận được phản hồi từ giáo viên hoặc người khác. Bạn có thể nghe lại cách phát âm và phản xạ tự nhiên các câu trả lười của mình, từ đó có thể chỉnh sửa chỉnh chu hơn.

Tự luyện tập, thu âm/quay video để xem lại

Ngoài việc sử dụng các công cụ mô phỏng phỏng vấn, bạn cũng có thể tự luyện tập bằng cách thu âm hoặc quay video khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Sau đó, bạn có thể xem lại và tự đánh giá, tìm ra những điểm cần cải thiện. Cách này sẽ đơn giản hóa vấn đề, và phù hợp với những người không thích cầu kỳ các bước.

Mời bạn bè, người thân cùng luyện tập

Mời bạn bè hoặc người thân cùng luyện tập phỏng vấn cũng là một cách hiệu quả để nâng cao kỹ năng trả lời phỏng vấn. Họ có thể giúp bạn đưa ra những góp ý và đánh giá khách quan về cách trả lời của bạn. Nếu bạn có người thân hay bạn bè đang làm ở vị trí quản lí và leader, đừng ngại xin nhận xét để cải thiện cho những lần sau hơn.

Xem các video hướng dẫn trên YouTube

YouTube là một nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, ai cũng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về bất kỳ chủ đề nào. Việc tìm kiếm các video hướng dẫn về cách luyện tập và trả lời phỏng vấn trên YouTube sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về quy trình phỏng vấn và cách trả lời các câu hỏi một cách hiệu quả.

II. Mẹo và kinh nghiệm trả lời phỏng vấn đạt điểm cao

Sau khi đã có những công cụ để luyện tập phỏng vấn, bạn cần phải biết cách trả lời câu hỏi một cách hiệu quả để đạt được điểm cao trong bài phỏng vấn. Dưới đây là một số mẹo và kinh nghiệm giúp bạn trả lời phỏng vấn đạt điểm cao.

Trả lời ngắn gọn, rõ ràng, trúng đích

Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn, bạn cần phải nói ngắn gọn, rõ ràng và đi thẳng vào vấn đề. Tránh nói quá nhiều hoặc lạc đề, điều này có thể làm nhà tuyển dụng mất hứng thú và khiến bạn có thể bị tụt điểm trong bài phỏng vấn. Cần chọn lọc những thông tin quan trọng và liên kết chúng lại thành một câu trả lời logic và rõ ràng.

Sử dụng ví dụ cụ thể để minh họa

Nói dông, nói dài, nói nhiều cũng không bằng câu chuyện thực tế. Một trong những điều quan trọng khi trả lời phỏng vấn là sử dụng ví dụ cụ thể để minh họa cho câu trả lời của mình. Việc này giúp nhà tuyển dụng có thể hình dung rõ hơn về kinh nghiệm và năng lực của bạn. Ngoài ra, việc sử dụng ví dụ cụ thể cũng giúp câu trả lời của bạn trở nên sống động và thuyết phục hơn.
Trước khi đi phỏng vấn, bạn có thể cân nhắc và lựa chọn một số ví dụ cụ thể từ kinh nghiệm của mình để sẵn sàng trả lời các câu hỏi.

Duy trì sự tự tin, nhiệt tình và chân thành

Khi phỏng vấn, điều quan trọng là bạn cần phải duy trì sự tự tin, nhiệt tình và chân thành trong cách giao tiếp. Nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá bạn qua kinh nghiệm và năng lực, mà còn qua cách ứng xử và thái độ của bạn.
Hãy chứng minh và thể hiện sự nhiệt tình trong suốt quá trình phỏng vấn, đặc biệt khi trả lời các câu hỏi về bản thân và lý do bạn muốn làm việc tại công ty này.

Chuẩn bị câu hỏi muốn hỏi nhà tuyển dụng

Cuối bài phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn có câu hỏi gì cho họ không. Đây cũng là một cơ hội để bạn có thể thể hiện sự quan tâm và tìm hiểu về công ty và vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Một số câu hỏi để hiểu rõ hơn về công ty, vị trí và nhu cầu của nhà tuyển dụng là điều cần thiết. Điều này cũng giúp bạn tạo dựng được mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng, cho thấy mức độ quan tâm và tạo ấn tượng tích cực cuối bài phỏng vấn.

III. Các câu hỏi và cách trả lời phổ biến khi phỏng vấn

Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ thường hỏi các câu hỏi để hiểu rõ hơn về bạn và khả năng của bạn. Dưới đây là một số nhóm câu hỏi phổ biến và cách trả lời phỏng vấn một cách hiệu quả.

Nhóm câu hỏi Giới thiệu về bản thân

Nhóm câu hỏi này thường yêu cầu bạn giới thiệu về bản thân, công việc hiện tại và kinh nghiệm làm việc. Đó là cơ hội để bạn gây ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng, vì vậy hãy cẩn thận trong cách trả lời.
Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể nói về bản thân, kinh nghiệm làm việc và đặc điểm cá nhân mà bạn cho là phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển.

Ví dụ:

  • Tôi có tên là Nam và tôi đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế. Trước khi đến với vị trí này, tôi đã có 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực marketing tại một công ty quảng cáo lớn. Trong quá trình làm việc, tôi đã thay đổi cách nhìn đối với lĩnh vực Marketing và có thể thực hành thực tế nhiều hơn. Tôi nhận ra rằng Marketing và Sales là 2 lĩnh vực đi song song và bổ trợ lẫn nhau.
  • Tôi là Thủy, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính và là một người rất tỉ mỉ và cẩn thận trong công việc. Tôi tốt nghiệp bằng Xuất Sắc của Đại học FPT, có thời gian đi du học ở Úc 2 năm và trở thành Kế Toán Tổng Hợp của nhiều doanh nghiệp lớn như Hi-Tech, iNET, …

Nhóm câu hỏi Tại sao lại chọn công ty/vị trí này

Với câu hỏi tại sao, chắc chắn bạn sẽ nêu ra hay liệt kê hàng loạt các danh sách lý do. Nhưng bạn cần làm như thế nào để sắp xếp chúng một cách hợp lý và không gượng ép nhất trong cách trả lời phỏng vấn.
Hoặc để tạo sự khác biệt hơn, ngoài những thông tin về công ty hay vị trí tuyển dụng, sao bạn không thử kể một câu chuyện và bạn đã chờ đợi cơ hội này đã lâu.

Ví dụ:

  • Tôi đã quan tâm đến công ty này từ rất lâu vì sự phát triển ấn tượng và danh tiếng của công ty trong ngành công nghiệp. Điều làm tôi nhớ nhất đó chính là chiến dịch truyền thông Marketing chia sẻ về “Nguyên tắc 3 – 0 trong sản xuất”. Từ đó, tôi luôn theo dõi và đợi cơ hội được gắn bó và đóng góp cho sự phát triển của công ty.
  • Trong một buổi talkshow của công ty, tôi đã có dịp nghe về định hướng cũng như mục tiêu của công ty. Lúc đó tôi nhận ra rằng tôi và công ty có cùng mục tiêu lớn cùng nhau xây dựng một gia đình vững mạnh. Với kinh nghiệm và kiến thức của mình, tôi tin rằng tôi có thể là người phù hợp cho vi trí này, đem lại nhiều giá trị và là mảnh ghép còn thiếu của công ty.

Nhóm câu hỏi Điểm mạnh và điểm yếu

Một số câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu là cách nàh tuyển dụng đánh giá khả năng của bạn. Đây là cơ hội để bạn thể hiện mình đã thực sự hiểu về bản thân, khả năng phân tích và đánh giá vấn đề.
Khi tiếp cận các câu hỏi này, hãy nêu ra 3 hoặc 4 điểm mạnh và yếu của bản thân. Đồng thời, hãy kèm theo các ví dụ thực tế để minh họ cho nhà tuyển dụng thấy.

Ví dụ:

  • Điểm mạnh của tôi là làm việc nhóm cùng với khả năng giao tiếp hiệu quả. Tôi luôn tìm cách làm một việc tập trung và duy trì các mối quan hệ với các thành viên trong nhóm.
  • Một điểm yếu của tôi là dễ bị mất tập trung, không kiểm soát được áp lực. Tuy nhiên, tôi đã học các để quản lý thời gian và chịu được áp lực trong môi trường công việc nặng, tôi luôn nổ lực để cả thiện bản thân ở điểm này.

Nhóm câu hỏi về Kỹ năng và kinh nghiệm

Một thời cơ khá tốt để bạn thể hiện tất cả những kinh nghiệm đã tích lũy được để chứng minh cho nhà thấy rằng, bạn có đầy đủ các tố chất và kỹ năng có thể đảm nhiệm vị trí này. Nếu được, bạn có thể kể ra các ví dụ cụ thể để chứng minh, bổ sung cho các lập luận phía trên.

Ví dụ:

  • Tôi có kinh nghiệm làm việc với các phần mềm thiết kế đồ họa như Photoshop và Illustrator trong 3 năm qua. Kết hợp với việc thiết kế, content cũng là một thế mạnh với hơn 2 năm làm chức vụ content creator.
  • Tôi đã từng dẫn dắt một dự án quảng cáo thành công cho khách hàng ABC trong khi làm việc tại công ty XYZ. tôi luôn dẫn dắt và theo dõi các khâu như chuẩn bị setup dự án, đưa ra ý tưởng, đo lường hiệu quả và thực hiện chiến dịch thành công.

Nhóm câu hỏi về Kế hoạch nghề nghiệp và mục tiêu cá nhân

Trong qúa trình phỏng vấn, câu hỏi về kế hoạch và mục tiêu trong tương lai thường giúp nhà tuyển dụng biết được kế hoạch đường dài của bạn là gì? Bạn có thực sự tận tâm khi làm công việc hiện tay không? Dưới đây là một số mục tiêu được trả lời nhất:
Đạt được ví trí cao trong công ty: Mục tiêu này đánh giá khả năng thích nghi và chịu được áp lực của bạn nhằm tiến bộ hơn và có được mức lương đáng mơ ước. Nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn là những nhân viên trung thành cho công ty.
Một mục tiêu khác là Xây dựng mạng lưới và mối quan hệ: Điều này giúp bạn tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ đồng nghiệp và mở ra cánh cửa cho những dự án và cơ hội mới. Một cách nhìn khác của nhà tuyển dụng là bạn giám ước mơ, vượt qua sự an toàn để thực hiện bằng được đam mê nghề nghiệp của bạn.

IV. Công thức luyện tập và trả lời phỏng vấn cho nhân sự mới – sinh viên

Đối với những bạn mới ra trường hoặc đang là sinh viên, việc luyện tập và trả lời phỏng vấn cũng rất quan trọng để có thể đánh giá cao trong bài phỏng vấn.

Tập trung vào kỹ năng mềm, điểm mạnh cá nhân

Với những bạn mới ra trường hoặc đang là sinh viên, có thể sẽ thiếu kinh nghiệm trong công việc. Vì vậy, hãy tập trung vào các kỹ năng mềm và điểm mạnh cá nhân của mình khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Điều này giúp bạn tạo được ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng và chứng minh sự đầu tư và cố gắng của mình trong công việc.
Các kỹ năng mềm như khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, tự học và sức chịu đựng áp lực đều rất quan trọng và cần phải được đề cao trong bài phỏng vấn.

Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi khó nhằm “bù đắp” thiếu kinh nghiệm

Trong quá trình phỏng vấn, có thể nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi khó để kiểm tra khả năng phân tích và giải quyết vấn đề của bạn. Đối với sinh viên hoặc những người mới ra trường, điều này có thể là một thử thách nhất định.
Luôn luôn trong tâm thế chuẩn bị sẵn các câu trả lời cho những câu hỏi khó và liên kết chúng với kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập hoặc làm việc. Ví dụ, nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng đã từng tham gia vào một dự án tại trường đại học, hãy sử dụng ví dụ này để trả lời các câu hỏi liên quan đến khả năng giải quyết vấn đề.

Luyện khả năng giao tiếp, ứng xử, thuyết trình

Khi sinh ra, không phải ai cũng có thiên bẩm để giao tiếp khéo léo, ứng xử thông minh và thuyết trình ấn tượng. Do đó, bạn cần luyện tập và cải thiện kỹ năng này bằng cách tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tham gia các buổi diễn thuyết hoặc tổ chức một cuộc thuyết trình nhỏ để rèn luyện khả năng này.
Bạn cũng có thể yêu cầu bạn bè hoặc người thân của mình chơi vai trò nhà tuyển dụng và luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn trong một môi trường thật sự. Điều này sẽ giúp bạn quen thuộc và tự tin hơn khi bước vào bài phỏng vấn thực tế.

V. Cách luyện trả lời phỏng vấn cho nhân sự đã có kinh nghiệm

Những người phỏng vấn tự tin nhất cũng là người luyện tập nhiều nhất. Vì vậy, luyện tập trước khi phỏng vấn là cách giúp bạn đạt được sự tự tin, nói chuyện trước đám đông, xử lý trả lời các câu hỏi khó… Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem đâu là cách trả lời phỏng vấn ăn điểm nhất.

Vận dụng kinh nghiệm để trả lời các câu hỏi khó

Có kinh nghiệm thì hãy kể từng quá trình bạn đã làm để đạt được điều đó và giúp ích cho công ty từ những kinh nghiệm này như thế nào. Hãy liên kết kinh nghiệm của mình với các kỹ năng và điểm mạnh cá nhân để trả lời các câu hỏi một cách chuyên nghiệp và thuyết phục.

Chú trọng khả năng phân tích, giải quyết vấn đề, ra quyết định

Khả năng phân tích, giải quyết vấn đề và ra quyết định của một người đã có kinh nghiệm sẽ khá dày dặn với các luận điểm và luận cứ rõ ràng trong giao tiếp. Không thể nào mang một thái độ hời hợt, và tâm trạng hoang mang lo sợ. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng lại các kinh nghiệm đã từng gặp phải trong công việc để trả lời các câu hỏi này, chỉ ra cách bạn đã giải quyết tình huống một cách hiệu quả.

Thể hiện sự tự tin và năng lực lãnh đạo, quản lý nhóm

Sự tự tin về khả năng lãnh đạo cũng là điểm cộng trong bài phỏng vấn. Bởi nếu một nhân viên không trau dồi và thể hiện kỹ năng này, chứng tỏ rằng bạn đang khá rụt rè và bị thụ động. Chính vì vậy, bạn nên khéo léo đưa ra ví dụ về những dự án bạn đã quản lý, những thành công trong việc đưa ra quyết định và thuyết phục nhóm làm việc của bạn.
Ngoài ra, cũng nên đề cập đến cách bạn đã giúp đỡ và đào tạo các thành viên khác trong nhóm của mình để chứng minh khả năng lãnh đạo của bạn.

Trả lời phỏng vấn là một quá trình quan trọng trong việc tìm kiếm việc làm và đạt được một điểm số cao trong bài phỏng vấn đòi hỏi sự chuẩn bị và luyện tập. Có thể sử dụng các công cụ và kinh nghiệm trên để tăng cường kỹ năng và tự tin khi tham gia bài phỏng vấn. Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn thành công trong việc tìm kiếm việc làm và có những bài phỏng vấn thành công.

Đánh giá bài viết này

Tác giả

Viết một bình luận