Bạn đang lo lắng cho buổi phỏng vấn công việc bằng tiếng Anh sắp đến? Nếu nhưng câu hỏi này đúng với suy nghĩ trong đầu của bạn, thì đây chính là bài viết mà bạn đang tìm kiếm rồi. Dưới đây là những chia sẻ về kinh nghiệm của Vieclamgiao để vượt qua buổi phỏng vấn tiếng Anh khó nhằn ấy, bạn tham khảo nhé!
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh: Khâu chuẩn bị và các lưu ý – Nguồn ảnh: Pxhere
Nội Dung Bài Viết
- I. Những khó khăn thường gặp khi phỏng vấn bằng tiếng Anh
- II. Các câu hỏi phỏng vấn phổ biến bằng tiếng Anh
- III. Chuẩn bị từ vựng chuyên ngành trước phỏng vấn
- IV. Kinh nghiệm xử lý các tình huống xấu trong buổi PV tiếng Anh
- V. Cách sử dụng ngữ điệu, nhấn âm hiệu quả
- VI. Lỗi tránh khi trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh
- VII. Cách gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
- VIII. Một số kinh nghiệm trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh
I. Những khó khăn thường gặp khi phỏng vấn bằng tiếng Anh
Lo lắng, mất bình tĩnh khi sử dụng tiếng Anh
Nhiều người sẽ tỏ ra khá lo lắng và mất bình tĩnh khi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp và trao đổi công việc trong buổi phỏng vấn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là xuất phát từ việc sợ mắc các lỗi sai trong ngữ pháp và ít thực hành nói tiếng Anh thường xuyên.
Vốn từ vựng tiếng Anh hạn chế
Vốn từ vựng ít chính là trở ngại lớn nhất trong quá trình trao đổi công việc ở buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh. Điều này không chỉ khiến bạn gặp phải những khó khăn khi không thể truyền tải đầy đủ các nội dung cần trình bày, mà còn làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy chán nản, và đánh giá thấp về kỹ năng ngoại ngữ của bạn.
Khó diễn đạt ý tưởng một cách trôi chảy
Việc suy nghĩ, sắp xếp các ý tưởng bằng tiếng Anh trong đầu đã khó, nhưng để diễn đạt các ý tưởng đó ra bằng lời nói một cách trôi chảy lại càng khó hơn. Quá trình để cải thiện vấn đề này phải cần trao dồi thêm các kỹ năng như: tư duy nhanh, bổ sung các kỹ năng nghe nói tiếng Anh, nâng cao các kiến thức ngữ pháp, thực hành nói tiếng Anh thường xuyên,…
Hiểu sai câu hỏi dẫn đến trả lời chưa chính xác
Nếu mắc phải vấn đề này thì phần lớn nguyên nhân là do kỹ năng nghe và phát âm của bạn chưa được tốt. Sai sót này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phỏng vấn vì bạn đã hiểu sai câu hỏi và không đưa ra câu trả lời chính xác để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
II. Các câu hỏi phỏng vấn phổ biến bằng tiếng Anh
Nhóm câu hỏi tự giới thiệu bằng tiếng Anh
– Introduce something about yourself? (Hãy giới thiệu đôi điều về bản thân)
Nhóm câu hỏi về kinh nghiệm, kỹ năng bằng tiếng Anh
– What makes you think a good fit for company? (Điều gì khiến bạn nghĩ mình là người phù hợp với công ty?)
– What can you offer us? (Bạn có thể đem đến cho chúng tôi những giá trị gì?)
– Tell me how your qualifications are suitable for the position? (Hãy cho tôi thấy năng lực của bạn phù hợp với vị trí đó như thế nào?)
Nhóm câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu bằng tiếng Anh
– Tell me about your experience ? (Hãy kể cho tôi về kinh nghiệm làm việc của bạn)
– What are your weaknesses? (Bạn có điểm yếu nào?)
– How do you improve your weaknesses? (Bạn sẽ cải thiện những điểm yếu của mình bằng cách nào?)
Nhóm câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp bằng tiếng Anh
– What are your short term goals? (Mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?)
– What are your long term goals?(Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?)
– Where do you see yourself 5 years from now? (Bạn sẽ là ai trong 5 năm tới ?)
III. Chuẩn bị từ vựng chuyên ngành trước phỏng vấn
Học thuộc từ vựng chuyên ngành liên quan đến vị trí ứng tuyển
Hãy tìm hiểu và tổng hợp các bộ từ vựng chuyên ngành có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển để học thuộc nó, đảm bảo rằng bạn có một vốn từ vựng cơ bản để có thể tự tin trả lời trong buổi phỏng vấn.
Ví dụ: Nếu bạn đang tham gia ứng tuyển vào bộ phận marketing của công ty thì hãy tìm hiểu và học thuộc bộ từ vựng liên quan đến chuyên ngành marketing.
Ôn luyện các cụm từ, thuật ngữ tiếng Anh thông dụng trong ngành
Ngoài một số các từ vựng cơ bản trong chuyên ngành, bạn cũng cần bổ sung những cụm từ, thuật ngữ tiếng Anh thông dụng có liên quan. Điều này hỗ trợ bạn rất nhiều trong những câu trả lời mang tính chất chuyên sâu về công việc, chuyên ngành. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá bạn là một ứng viên tiềm năng, có sự chuẩn bị và am hiểu về vị trí đang ứng tuyển.
IV. Kinh nghiệm xử lý các tình huống xấu trong buổi PV tiếng Anh
Xử lý trường hợp khi bị hỏi về điểm yếu
Nếu gặp phải những câu hỏi về điểm yếu của bản thân, bạn nên trung thực và thừa nhận một cách nhẹ nhàng rồi nhanh chóng đưa ra các giải pháp phù hợp với bản thân để khắc phục điểm yếu đó. Hãy nói với tâm thế sẵn sàng học hỏi và thay đổi, cải thiện trong tương lai gần.
Xử lý tình huống khi quên từ vựng
Trong quá trình trả lời các câu hỏi phỏng vấn nếu vấp phải tình huống quên từ cần nói để hoàn thành nội dung cần truyền đạt, bạn hãy giữ bình tĩnh và giải thích lại ý tưởng đó bằng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu hoặc có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể để hỗ trợ diễn đạt trọn vẹn câu trả lời.
Xử lý tình huống khi mắc sai sót ngữ pháp
Khi giao tiếp, mắc vài lỗi sai sót trong ngữ pháp là điều bình thường, nó cũng hay xảy ra ngay trong những buổi giao tiếp tiếng Việt của chúng ta hằng ngày chứ không riêng gì tiếng Anh. Vậy nên, khi đã phát hiện ra lỗi sai, bạn cần dừng nội dung đang trình bày và xin lỗi để đính chính lại câu trả lời của mình một cách ngắn gọn.
V. Cách sử dụng ngữ điệu, nhấn âm hiệu quả
Chú ý nhấn mạnh các từ khóa quan trọng trong câu
Trong một câu trả lời, bạn cần chú ý các từ khóa quan trọng trong câu để nhấn mạnh. Điều này sẽ giúp người phỏng vấn có thể dễ dàng hơn trong việc tập trung và nắm bắt được các nội dung chính mà bạn đang trình bày.
Thay đổi ngữ điệu, tránh nói đơn điệu
Ngữ điệu là yếu tố giúp bạn thể hiện được trạng thái khi giao tiếp, vì vậy trong suốt buổi phỏng vấn đừng quên thay đổi ngữ điệu trong câu nói để giúp phần trình bày của bạn trở nên thú vị và hứng thú hơn. Điều này cũng sẽ giúp ích cho bạn trong việc truyền đạt thông tin đến nhà tuyển dụng một cách hiệu quả.
Giữ mức âm lượng vừa phải, tránh nói nhỏ nghe không rõ
Khi nói cần lưu ý giữ mức âm vừa phải để đảm bảo rằng người phỏng vấn có thể nghe rõ những gì bạn nói. Tránh trường hợp, nói quá nhỏ sẽ khiến người phỏng vấn khó chịu và bỏ lỡ những ý quan trọng trong phần trình bày. Tuy nhiên, nếu bạn là người nói to, hãy cẩn trọng thay đổi mức âm lượng để tránh làm phiền đến những người khác.
VI. Lỗi tránh khi trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh
Dùng quá nhiều từ ngữ phức tạp, thuật ngữ chuyên ngành
Trong phỏng vấn, không nên sử dụng quá nhiều các từ ngữ, thuật ngữ chuyên ngành, bởi điều này đôi khi sẽ khiến cho người phỏng vấn không quen hoặc không hiểu các thuật ngữ mà bạn đang nói. Thay vào đó, nên sử dụng các ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu để truyền đạt thông tin một cách dễ dàng, rõ ràng.
Nói nhanh, không rõ ràng và khó hiểu
Khi trả lời phỏng vấn, bạn nên giữ tốc độ nói bình thường và rõ ràng. Nói quá nhanh sẽ khiến người phỏng vấn khó nghe và không thể theo kịp nội dung. Đôi khi điều này cũng sẽ thể hiện rằng bạn đang khá lo lắng và thiếu tự tin.
Trả lời quá ngắn gọn, thiếu chi tiết và ví dụ minh họa
Nếu không cung cấp đầy đủ thông tin và ví dụ mà nhà tuyển dụng cần khai thác, bạn có thể bị đánh giá thấp trong buổi phỏng vấn. Ngoài ra, câu trả lời ngắn gọn, thiếu chi tiết sẽ thể hiện bạn là người thiếu kiến thức chuyên môn. Vì vậy, nên trả lời đầy đủ các yêu cầu nhưng phải đảm bảo dung lượng không quá dài và nên đưa ra một số ví dụ thực tế để nhà tuyển dụng có thể đánh giá năng lực và kinh nghiệm của bạn.
VII. Cách gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
Trang phục lịch sự, gọn gàng
Chuẩn bị một bộ trang phục chỉn chu khi đến buổi phỏng vấn là cách để thể hiện thái độ tôn trọng nhà tuyển dụng, và sự nghiêm túc, chuyên nghiệp trong công việc. Hãy dành thời gian để tìm hiểu văn hóa ăn mặc ở doanh nghiệp đó, để lựa chọn một bộ trang phục lịch sự, phù hợp.
Tác phong nhã nhặn, tự tin
Hãy giữ thái độ và tác phong chuyên nghiệp trong suốt buổi phỏng vấn, bởi “thái độ hơn trình độ”. Trình độ và kỹ năng là những yếu tố có thể cải thiện thông qua đào tạo, học hỏi, còn thái độ xuất phát từ chính tính cách của cá nhân đó. Nên việc giữ một thái độ tự tin, tác phong nhã nhặn là điều cần thiết đối với một ứng viên phù hợp để làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp.
Giao tiếp bằng mắt, cử chỉ tích cực
Trong phỏng vấn, giao tiếp bằng ánh mắt là kỹ năng rất quan trọng. Nó cho thấy được sự tự tin và quan tâm của bạn đến người phỏng vấn. Để tăng sự tương tác, tránh ngồi bị động bạn cũng có thể dùng những cử chỉ tích cực như cười nhẹ, gật đầu,… tuy nhiên, hãy biết cách tiết chế để người đối diện không bị phân tâm.
Chủ động chào hỏi và cảm ơn nhà tuyển dụng
Để tạo ra sự thân thiện và không khí nhẹ nhàng trước khi vào phỏng vấn, bạn nên mở đầu bằng một nụ cười nhã nhặn và cái bắt tay thiện chí với người phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn được thả lỏng và tự tin hơn rất nhiều, hơn nữa với không khí tích cực mà bạn tạo ra sẽ giúp nhà tuyển dụng có được cảm giác gần gũi và thoãi mái hơn khi trao đổi công việc với bạn trong buổi phỏng vấn.
Đặt 1-2 câu hỏi thông minh cho nhà tuyển dụng
Một số ứng viên sẽ bị mất cơ hội lấy điểm cộng từ nhà tuyển dụng khi được phép đặt câu hỏi. Đây là cách để bạn thể hiện sự tư duy phản biện và thái độ tích cực khi muốn tìm hiểu rõ về các yêu cầu trong công việc để nhà tuyển dục giải đáp.
VIII. Một số kinh nghiệm trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh
Giữ bình tĩnh, xin lỗi nhà tuyển dụng lặp lại câu hỏi
Trong trường hợp nếu bạn không nghe rõ câu hỏi từ nhà tuyển dụng, hãy giữ bình tĩnh bằng cách hít sâu để giảm căng thẳng, tiếp theo xin lỗi để yêu cầu được lắng nghe lại câu hỏi đó và trả lời một cách chính xác.
Đề nghị chuyển sang trả lời bằng tiếng Việt nếu quá khó
Nếu trong trường hợp với khả năng của bạn không thể trình bày câu trả lời đó bằng tiếng Anh, bạn có thể khéo léo xin phép được chuyển sang nói tiếng Việt để dễ dàng truyền đạt hết thông tin một cách chính xác. Đừng quên xin lỗi và nhờ người hoặc thiết bị phiên dịch lại nếu người phỏng vấn là người nước ngoài và không có khả năng nghe hiểu tiếng Việt.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm gương mặt để truyền đạt ý tưởng
Sử dụng ngôn ngữ và biểu cảm gương mặt trong phỏng vấn có thể giúp truyền đạt ý tưởng và thông điệp mà bạn trình bày một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, điều này còn giúp bạn tạo ra một môi trường thoải mái và thân thiện trong buổi phỏng vấn.
Đặt câu hỏi mở rộng để có thêm thời gian suy nghĩ
Việc đặt câu hỏi mở rộng sẽ giúp bạn có thêm thời gian suy nghĩ và là cách xử lý vấn đề khôn khéo để biết thêm thông tin và quan điểm từ nhà tuyển dụng về câu hỏi này. Điều này cũng sẽ giúp bạn và nhà tuyển dụng tạo ra một cuộc trò chuyện thân mật, thoải mái.
Buổi phỏng vấn sẽ không khó khăn như các bạn nghĩ, nếu các bạn biết áp dụng những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh đã chia sẻ ở trên của Vieclamgiaoduc. Hi vọng các bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và vượt qua được buổi phỏng vấn sắp đến nhé, chúc các bạn thành công.