Công chức loại D: Quy định về lương, quyền và nghĩa vụ

Công chức loại D là gì? Những quy định, điều kiện để trở thành công chức loại D? Được hưởng những quyền lợi, nghĩa vụ gì?,… Đây là những thắc mắc chung thường gặp xoay quanh vấn đề công chức nhà nước. Sau đây, Vieclamgiaoduc xin gửi đến bạn các thông tin để giải đáp những câu hỏi trên, tham khảo nhé!

cong chuc loai D-min

Công chức loại D: Quy định về lương, quyền và nghĩa vụ – Nguồn ảnh: Pxhere

I. Khái niệm công chức loại D

Công chức Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Quy định về thời gian thực tập của công chức loại D

Theo quy định, thời gian tập sự của công chức loại D là 06 tháng. Thời gian thực tập được tính từ ngày công chức được bổ nhiệm vào vị trí công tác.

Trường hợp, nếu nghỉ dưới 14 ngày có lý do chính đáng hoặc do ốm đau và đã được đồng ý thì thời gian nghỉ dưới 14 ngày cũng được tính vào thời gian tập sự.

Riêng những khoảng thời gian sau đây sẽ không được tính vào thời gian tập sự nêu trên:

  • Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH);
  • Thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên;
  • Thời gian nghỉ không hưởng lương;
  • Thời gian bị tạm giam, tạm giữ;
  • Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.

Quy định về báo cáo cuối thời gian thực tập của công chức loại D

1. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản và ghi rõ các nội dung sau đây:

  • Tình hình thực hiện nhiệm vụ, công việc trong thời gian thực tập.
  • Những kinh nghiệm, bài học rút ra được trong quá trình thực tập.
  • Những đóng góp, ý kiến đóng góp của công chức trong công tác của đơn vị.
  • Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực tập và đề xuất giải pháp

2. Người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả và gửi văn bản về cho người đứng đầu cơ quan.

3. Sau 05 ngày người đứng đầu cơ quan phải đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự.

II. Điều kiện để trở thành công chức loại D

  • Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ.
  • Có những phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc tốt.
  • Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.
  • Có năng lực, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức.
  • Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ.
  • Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức (ít nhất 1 năm)

III. Quy định về lương và trợ cấp của công chức loại D

Mức lương cơ bản của công chức loại D

Lương công chức D được tính như sau:

Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương

Hiện nay, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1.800.000 đồng/tháng

Mức phụ cấp

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp = Mức lương cơ sở x hệ số phụ cấp

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp = ( Mức lương cơ sở + Mức phụ cấp lãnh đạo + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng

IV. Quyền lợi và nghĩa vụ của công chức loại D

Theo Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội: Luật cán bộ, công chức.

Các cán bộ – công chức loại D có các nghĩa vụ sau:

  • Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
  • Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
  • Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu

Các cán bộ – công chức loại D có các quyền sau:

  • Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
  • Điều 12. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
  • Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
  • Điều 14. Các quyền khác của cán bộ, công chức

Ngoài ra, luật còn quy định về chuẩn mực đạo đức, văn hóa giao tiếp cũng như các việc cán bộ – công chức không được làm.
Để biết thêm chi tiết về quyền và nghĩa vụ của công chức, tham khảo tại: https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=81139

Vừa rồi là các thông tin liên quan đến “Công chức loại D”, hi vọng các thông tin trên sẽ giải đáp được các thắc mắc mà bạn đang gặp phải. Nếu quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề này, hãy theo dõi và ủng hộ những bài viết tiếp theo của Vieclamgiaoduc nhé!

Đánh giá bài viết này

Tác giả

Viết một bình luận