Cùng với những biến động của thời đại, chủ đề về lương hưu giáo viên ngày càng trở nên quan trọng, là đề tài được quan tâm, nghiên cứu để đảm bảo sự công bằng và bền vững trong hệ thống giáo dục. Hãy cùng Việc Làm Giáo Dục tìm hiểu về cách tính, đối tượng áp dụng và các vấn đề khác xoay quanh chủ đề này trong bối cảnh ngày nay.
Lương hưu Giáo viên hiện nay được tính như thế nào? – Nguồn ảnh: Pexels
Nội Dung Bài Viết
Cách tính lương hưu của giáo viên
Lương hưu giáo viên sẽ được tính phụ thuộc vào tùy trường hợp, cụ thể như sau:
Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, người làm việc thuộc đối tượng tinh giản biên chế có thể nghỉ hưu trước tuổi nếu đạt đủ 55 – 58 tuổi đối với nam và 50 – 53 tuổi đối với nữ, và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên. Trong trường hợp này, họ sẽ được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 của Nghị định.
Ngoài mức lương hưu hàng tháng, họ còn được hưởng các quyền lợi khác, bao gồm:
- Mức lương hưu hằng tháng được tính dựa trên 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 15 năm đầu, sau đó tăng 3% mỗi năm đối với nữ, với mức tối đa là 75%.
- Không bị giảm trừ tỷ lệ lương hưu (2%) khi nghỉ hưu trước tuổi.
- Trợ cấp năm tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác (điều kiện có đóng đủ bảo hiểm xã hội). Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
- Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, với điều kiện nghỉ hưu trước tuổi quy định là 55 tuổi đối với nữ. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ được hỗ trợ 06 tháng tiền lương cho 2 năm nghỉ hưu trước tuổi.
Công việc nổi bật
Cách tính lương hưu giáo viên nghỉ hưu đúng tuổi
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cách tính lương hưu cho giáo viên được xác định bằng công thức chung như sau:
Lương hưu = Tỷ lệ được hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH)
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được xác định theo quy định tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
- Đối với nam lao động, nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi và đóng đủ 20 năm Bảo hiểm xã hội, họ sẽ được hưởng 45%, sau đó tăng 2% mỗi năm, với mức hưởng tối đa là 75%.
- Đối với nữ lao động, nếu đóng đủ 15 năm Bảo hiểm xã hội, họ sẽ được hưởng 45%, sau đó tăng 2% mỗi năm, với mức hưởng tối đa là 75%. Trong trường hợp giáo viên nghỉ hưu sớm, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định sẽ giảm 2%.
Ngoài ra, khi tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng, tỉ lệ giảm là 1%, và từ trên 06 tháng trở lên không có giảm tỉ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
- Ví dụ: Một giáo viên tiểu học định nghỉ hưu sớm 1 năm trước tuổi quy định, với tổng thời gian đóng bảo hiểm là 23 năm. Tỷ lệ hưởng lương hưu của giáo viên này sẽ là 45% trong 15 năm đầu, sau đó mỗi năm tăng 3%, đạt 69% từ năm thứ 16 đến năm thứ 23. Nếu muốn nghỉ hưu trước tuổi, mỗi năm sẽ giảm 1% tỉ lệ hưởng lương hưu, nên nếu nghỉ hưu trước 1 năm, tỉ lệ lương hưu sẽ là 68%.
Danh sách: Việc làm Giáo viên mầm non mới nhất
Định nghĩa tuổi nghỉ hưu
Tuổi nghỉ hưu, hay còn được gọi là tuổi hưu trí, là ngưỡng độ tuổi mà người lao động đạt đến và đủ điều kiện nhận trợ cấp hưu trí theo quy định của pháp luật. Khi đến tuổi nghỉ hưu, người lao động đang thực hiện công việc theo quy định của pháp luật sẽ phải chấm dứt hợp đồng lao động để bắt đầu giai đoạn an dưỡng tuổi già.
Quy định về độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên
Quy định về độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 có các điểm chính sau:
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường:
- Người lao động đảm bảo thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định và đủ tuổi nghỉ hưu.
- Tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh theo lộ trình đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ vào các năm cụ thể.
- Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ, tăng thêm 03 tháng/năm đối với nam và 04 tháng/năm đối với nữ. Ví dụ, nếu giáo viên nữ nghỉ hưu trong năm 2023, tuổi nghỉ hưu sẽ là 56 tuổi.
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn hoặc cao hơn:
- Người lao động suy giảm khả năng lao động, làm việc ở điều kiện khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn không quá 05 tuổi so với quy định chung.
- Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao hoặc một số vị trí/chức danh đặc thù được quy định thì có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn so với quy định chung.
Quy định về độ tuổi nghỉ hưu sớm của giáo viên
Theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, giáo viên có thể nghỉ hưu sớm với điều kiện không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung, miễn là đáp ứng một trong 04 trường hợp sau:
- Làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Đã có từ đủ 15 năm trở lên trong lĩnh vực thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
- Làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn: Có đủ 15 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.
- Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- Tổng thời gian làm nghề và làm việc ở vùng quy định: Có từ đủ 15 năm trở lên, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
Ví dụ, đối với giáo viên nữ như sau:
Năm nghỉ hưu |
Tuổi nghỉ hưu thấp nhất |
2021 |
50 tuổi 4 tháng |
2022 |
50 tuổi 8 tháng |
2023 |
51 tuổi |
2024 |
51 tuổi 4 tháng |
2025 |
51 tuổi 8 tháng |
2026 |
52 tuổi |
2027 |
52 tuổi 4 tháng |
2028 |
52 tuổi 8 tháng |
2029 |
53 tuổi |
2030 |
53 tuổi 4 tháng |
2031 |
53 tuổi 8 tháng |
2032 |
54 tuổi |
2033 |
54 tuổi 4 tháng |
2034 |
54 tuổi 8 tháng |
Từ năm 2035 trở đi |
55 tuổi |
Thủ tục nghỉ hưu của giáo viên
Để có được lương hưu, giáo viên cần phải nộp đầy đủ hồ sơ lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tuỳ vào trường hợp nghỉ hưu đúng tuổi, nghỉ hưu sớm hơn tuổi quy định mà chuẩn bị giấy tờ hồ sơ khác nhau:
Nghỉ hưu đúng tuổi
- Thực hiện bởi: Cơ quan, đơn vị quản lý công chức, viên chức có thẩm quyền phân cấp.
- Trình tự thực hiện: Rà soát công chức, viên chức đến tuổi nghỉ hưu trước 6 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu. Ban hành Thông báo thời điểm nghỉ hưu trước 6 tháng và Quyết định nghỉ hưu trước 3 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu.
- Hình thức thực hiện: trực tiếp.
- Thành phần hồ sơ: Lý lịch công chức, viên chức; bản sao sổ bảo hiểm xã hội.
- Số lượng hồ sơ: Không quy định.
- Thời hạn giải quyết: Thông báo 6 tháng trước thời điểm nghỉ hưu. Quyết định nghỉ hưu 3 tháng trước thời điểm nghỉ hưu.
- Đối tượng thực hiện: Công chức, viên chức.
- Cơ quan thực hiện: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức.
- Kết quả thực hiện: Quyết định nghỉ hưu đối với công chức, viên chức.
- Lệ phí: Không.
- Tên mẫu đơn, tờ khai: Mẫu tại Phụ lục I, Phục lục II của Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ.
- Yêu cầu, điều kiện: Công chức, viên chức được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động.
Nghỉ hưu sớm
Thực hiện bởi: Người lao động.
Thủ tục:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm giấy đề nghị khám giám định và các giấy tờ liên quan.
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Điều kiện hưởng lương hưu: Đạt mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Trên đây là tổng hợp các thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề lương hưu giáo viên. Vieclamgiaoduc hy vọng với bài viết này sẽ giúp Quý thầy cô tháo gỡ những băn khoăn, thắc mắc trước khi bước vào độ tuổi hưu trí. Và đừng quên theo dõi những bài viết khác của chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất nhé!