Mã ngạch điều dưỡng có mấy loại? Tiêu chuẩn và mức lương như thế nào

Ngạch Điều dưỡng là một trong những ngạch thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Nếu bạn đang thắc mắc về mã ngạch điều dưỡng có mấy loại, quy định về tiêu chuẩn và mức lương như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết này. Hãy cùng Vieclamgiaoduc khám phá ngay nhé!

ma ngach dieu duong-min

Mã ngạch điều dưỡng có mấy loại? Tiêu chuẩn và mức lương như thế nào

I. Quy định về mã ngạch điều dưỡng

Các mã ngạch điều dưỡng hiện nay

  • Điều dưỡng hạng II – Mã số: V.08.05.11
  • Điều dưỡng hạng III – Mã số: V.08.05.12
  • Điều dưỡng hạng IV – Mã số: V.08.05.13

II. Thông tin về ngạch điều dưỡng

Ngạch điều dưỡng là gì?

Ngạch điều dưỡng là sự phân chia theo từng cấp bậc phù hợp với trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn của mỗi nhân viên điều dưỡng.

Ngạch điều dưỡng được quy định thành 3 mã ngạch (II, III, IV), và người ta căn cứ vào đó để làm căn cứ xây dựng, quản lý đội ngũ nhân viên điều dưỡng làm việc trong các đơn vị công lập, cũng như để tính lương cho các đối tượng này.

Điều dưỡng viên là công chức hay viên chức

Điều dưỡng viên là viên chức bởi họ là những người được tuyển dụng vào các đơn vị sự nghiệp công lập, làm việc theo chế độ hợp đồng và hưởng lương theo theo trình độ làm việc.

III. Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của mỗi mã ngạch điều dưỡng

1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11

  • Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng
  • Có chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản và độ ngoại ngư bậc 3 trở lên hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II.

Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12

  • Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng.
  • Có chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản và ngoại ngữ bậc 2 trở lên, có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13

  • Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế;
  • Có chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản và ngoại ngữ bậc 1 trở lên hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

  • Thực hiện theo chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
  • Có kiến thức về sức khỏe; đưa ra chẩn đoán, chỉ định chăm sóc và thực hiện bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng.
  • Thực hiện thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản.
  • Có khả năng tư vấn và giao tiếp với người bệnh và cộng đồng;
  • Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp.
  • Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; (Áp dụng đối với điều dưỡng hạng II)
  • Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm. (Áp dụng đối với điều dưỡng hạng II)
  • Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp. (Áp dụng đối với điều dưỡng hạng III)

3. Nhiệm vụ của mỗi mã ngạch điều dưỡng

Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11

Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

– Khám, nhận định và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh.
– Ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh.
– Kiểm tra, đánh giá và báo lại bác sĩ nếu có diễn biến bất thường của người bệnh.
– Đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối, hỗ trợ tâm lý người nhà.
– Kiểm tra, đánh giá thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng.
– Phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh.
– Đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh.
– Đánh giá việc ghi chép hồ sơ.
– Xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh.

Sơ cứu, cấp cứu:

– Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu.
– Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu.
– Kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.

Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:

– Lập kế hoạch, tổ chức tư vấn sức khỏe cho người bệnh.
– Xây dựng nội dung, chương trình và thực hiện truyền thông, tư vấn sức khỏe.
– Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe.

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

– Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng.
– Chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia.
– Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà.

Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh:

– Thực hiện quyền của người bệnh.
– Đánh giá bảo đảm an toàn cho người bệnh.

Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:

– Phân cấp chăm sóc người bệnh.
– Hỗ trợ ngươi bệnh trong quá trình điều trị.
– Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn.
– Quản lý hồ sơ, bệnh án và trang thiết bị y tế.

Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:

– Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho sinh viên và viên chức điều dưỡng.
– Nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh.
– Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc.
– Xây dựng chương trình đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa

Điều dưỡng hạng III – Mã số: V.08.05.12

Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

– Khám, nhận định và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh.
– Theo dõi, phát hiện và báo lại kịp thời diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị.
– Đánh giá việc chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà.
– Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng.
– Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh.
– Ghi chép hồ sơ theo quy định.
– Xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh.

Sơ cứu, cấp cứu:

– Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu.
– Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu trong những tình huống khẩn cấp.
– Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.

Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:

– Đánh giá nhu cầu tư vấn sức khỏe đối với người bệnh.
– Hướng dẫn người bệnh chăm sóc và phòng bệnh.
– Xây dựng nội dung, chương trình và thực hiện truyền thông, tư vấn sức khỏe.
– Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe.

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

– Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng.
– Chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia.
– Thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại nhà.

Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh:

– Thực hiện quyền của người bệnh.
– Bảo đảm an toàn cho người bệnh.

Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:

– Phối hợp với bác sĩ điều trị phân cấp và tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh.
– Hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị.
– Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn.
– Quản lý hồ sơ, bệnh án và các trang thiết bị y tế.

Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:

– Đào tạo và hướng dẫn thực hành sinh viên và viên chức điều dưỡng.
– Nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh.
– Xây dựng chương trình đào tạo liên tục đối với viên chức điều dưỡng.

Điều dưỡng hạng IV – Mã số: V.08.05.13

Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

– Khám, nhận định, đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh.
– Theo dõi, phát hiện và báo lại kịp thời diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị.
– Chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh.
– Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh.
– Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh.
– Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định.

Sơ cứu, cấp cứu:

– Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;
– Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu;
– Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.

Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:

– Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh.
– Hướng dẫn chăm sóc và phòng bệnh.
– Truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe.
– Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh.

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

– Chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia;
– Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà

Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:

– Phân cấp chăm sóc người bệnh.
– Hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị.
– Quản lý hồ sơ, bệnh án và các trang thiết bị y tế.

Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:

– Hướng dẫn thực hành cho sinh viên và viên chức điều dưỡng.
– Áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh.

IV. Quy định về bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp điều dưỡng

  • Viên chức giữ ngạch điều dưỡng 16a.199 được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II.
  • Viên chức giữ ngạch điều dưỡng 16b.120 được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III.
  • Viên chức giữ ngạch điều dưỡng cao đẳng 16a.200 và ngạch điều dưỡng trung cấp 16b.121 được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV.

V. Quy định về lương của ngạch điều dưỡng

Công thức tính lương của ngạch điều dưỡng

  • Lương = hệ số lương x lương cơ sở.

Trong đó:

  • Lương cơ sở là 1.800.000/ tháng
  • Hệ số lương có thể tham khảo bảng chi tiết ngay bên dưới

Bảng chi tiết về lương và hệ số lương của nghạch điều dưỡng

Bảng lương mới nhất của điều dưỡng hạng II

Bậc lương Hệ số lương Mức lương đối với điều dưỡng hạng II
Bậc 1 4.4 7.920.000
Bậc 2 4.74 8.532.000
Bậc 3 5.08 9.144.000
Bậc 4 5.42 9.756.000
Bậc 5 5.76 10.368.000
Bậc 6 6.1 10.980.000
Bậc 7 6.44 11.592.000
Bậc 8 6.78 12.204.000

 

Bảng lương mới nhất của điều dưỡng hạng III

Bậc lương Hệ số lương Mức lương điều dưỡng hạng
Bậc 1 2.34 4.212.000
Bậc 2 2.67 4.806.000
Bậc 3 3 5.400.000
Bậc 4 3.33 5.994.000
Bậc 5 3.66 6.588.000
Bậc 6 3.99 7.182.000
Bậc 7 4.32 7.776.000
Bậc 8 4.65 8.370.000
Bậc 9 4.98 8.964.000

 

Bảng lương mới nhất đối với điều dưỡng hạng IV

Bậc lương Hệ số lương Mức lương điều dưỡng hạng IV
Bậc 1 1.86 3.348.000
Bậc 2 2.06 3.708.000
Bậc 3 2.26 4.068.000
Bậc 4 2.46 4.428.000
Bậc 5 2.66 4.788.000
Bậc 6 2.86 5.148.000
Bậc 7 3.06 5.508.000
Bậc 8 3.26 5.868.000
Bậc 9 3.46 6.228.000
Bậc 10 3.66 6.588.000
Bậc 11 3.86 6.948.000
Bậc 12 4.06 7.308.000

 

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến ngạch điều dưỡng mà Vieclamgiaoduc muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Nếu quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề này, hãy theo dõi và ủng hộ những bài viết tiếp theo của Vieclamgiaoduc để được giải đáp nhé!

Đánh giá bài viết này

Tác giả

Viết một bình luận